Lợi ích bất ngờ của việc dạy dỗ lòng biết ơn cho trẻ em

Một nghiên cứu mới cho thấy việc dạy dỗ và thực hành lòng biết ơn là một cách mạnh mẽ giúp trẻ cải thiện sức khỏe và gia tăng hạnh phúc.

(Ảnh: fizkes/Shutterstock)

Vấn đề đại dịch, khủng hoảng kinh tế, sự bất công về chủng tộc và bầu không khí chính trị chia rẽ làm gia tăng nguy cơ gặp rủi ro tâm lý ở hầu hết mọi người và các trường học đang tìm cách hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên ngoài việc học tập của họ.

Tại Mỹ, trong những năm gần đây, các nhà giáo dục đã làm điều này thông qua các chương trình học tập cảm xúc xã hội (SEL), tập trung vào việc xây dựng cho học sinh các kỹ năng hiểu và quản lý cảm xúc, quan hệ tích cực với người khác, tôn trọng bản thân và có trách nhiệm với xã hội. 

Và mới đây nhất, trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Positive Psychology, Giacomo Bono và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng khi học sinh trung học phổ thông được dạy về lòng biết ơn và có cơ hội thực hành điều đó, chúng sẽ cho thấy sức khỏe và tinh thần được cải thiện. Các tác giả theo đó kết luận rằng việc giáo dục lòng biết ơn có thể là một chiến lược tương đối dễ dàng, chi phí thấp để giúp học sinh phát triển toàn diện.

Nghiên cứu trên được thực hiện trong 6 tuần tại 6 lớp học ở thành thị với sự tham gia của 152 học sinh. Họ đã tham gia các bài học và hoạt động để tìm hiểu về tính khoa học của lòng biết ơn — ý nghĩa, cách thực hành và những lợi ích mà nó có thể mang lại. Ngoài ra, người học được cấp quyền truy cập vào một ứng dụng web tri ân có tên GiveThx, hoạt động giống như một mạng xã hội riêng. Ứng dụng cho phép họ bày tỏ lời cảm ơn đến bạn học và giáo viên của họ theo cách chân thực, nhẹ nhàng, tại bất cứ đâu và bất cứ khi nào họ muốn. Hy vọng rằng sự kết hợp này sẽ hấp dẫn đối với học sinh và làm cho việc bày tỏ và đón nhận lòng biết ơn trở thành một phần tự nhiên và bổ ích trong trải nghiệm học đường của các em.

Một nhóm đối chứng gồm 9 lớp học tương đương với 175 học sinh đã không nhận được chương trình tri ân. Sáu lớp học nữa với tổng số 82 học sinh chỉ sử dụng ứng dụng trong cùng thời gian. Vào đầu và cuối 6 tuần, tất cả học sinh điền vào bảng khảo sát tình trạng sức khỏe.

Những gì các nhà nghiên cứu tìm thấy rất ấn tượng. Sau 6 tuần, so với nhóm đối chứng, những sinh viên nhận được chương trình đầy đủ không chỉ báo cáo cảm giác biết ơn mạnh mẽ hơn — họ còn cho biết cảm xúc tích cực gia tăng, giảm lo lắng và cảm xúc tiêu cực; hài lòng hơn với cả tình bạn và cuộc sống của họ nói chung. 

Các phân tích sâu hơn cho thấy rằng những sinh viên nhận được cả hai thành phần của chương trình đã gửi lời cảm ơn thường xuyên hơn, mạnh mẽ hơn và với nhiều người hơn so với những sinh viên chỉ sử dụng ứng dụng. Điều này nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của các bài học trên lớp.

Không giới hạn ở đó, việc chia sẻ lòng biết ơn dường như còn có một năng lực lan tỏa mạnh mẽ; các học sinh cho biết khi họ bày tỏ sự cảm ơn đối với người khác càng nhiều, họ càng cảm nhận rõ sự cải thiện trong một loạt năng lực SEL, bao gồm điều chỉnh cảm xúc, động lực vươn lên, các hành vi tử tế và hữu ích, mối quan hệ thầy trò cũng như trân trọng ý nghĩa cuộc sống.

(Ảnh: Heder Zambrano/Shutterstock)

Nhìn chung, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng việc dạy học sinh trung học về lòng biết ơn và khuyến khích chúng thực hành và thể hiện điều đó — theo cách riêng của chúng (kể cả thông qua mạng xã hội) — có thể giúp chúng trở nên hạnh phúc hơn và cải thiện sức khỏe tâm thần của mình.

Nghiên cứu này đã khắc phục một số thiếu sót của các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực này bằng cách thiết kế một chương trình tri ân hoàn toàn mới dành riêng cho học sinh trung học, do giáo viên giảng dạy, được tích hợp công nghệ, mang lại cho thanh thiếu niên nhiều tự do trong cách thể hiện bản thân. Nhiều chương trình tri ân trước đây không phù hợp với thanh thiếu niên theo những cách này, và do đó có thể không tạo được động lực hoặc ý nghĩa đặc biệt.

Mặc dù nghiên cứu này được thực hiện trước COVID-19 và không liên quan đến đào tạo từ xa, nhưng có thể dễ dàng hình dung ra cách kể cả khi học sinh không gặp nhau trực tiếp, tạo thói quen bày tỏ lời cảm ơn có thể giúp xây dựng cộng đồng tốt đẹp. Vì lòng biết ơn cũng có thể giúp giảm bớt cảm xúc tiêu cực, nó có thể đặc biệt có giá trị trong những thời điểm sợ hãi và không chắc chắn.

Trên thực tế, một nghiên cứu khác gần đây ở Trung Quốc cho thấy một phần lý do tại sao những thanh thiếu niên được dạy về lòng biết ơn có xu hướng ít lo lắng và chán nản hơn là vì họ có khả năng đối phó linh hoạt hơn – khả năng suy nghĩ và sử dụng các chiến lược đối phó khác nhau để phù hợp với bất kỳ vấn đề nào họ gặp phải. Thật khó để tưởng tượng một thời điểm cơ hội hơn bây giờ để tuổi trẻ phát triển khả năng ứng phó linh hoạt và khả năng phục hồi cảm xúc.

Khi có cảm giác như cả thế giới đang sụp đổ xung quanh, việc cho những người trẻ tuổi một chút thời gian để cảm nhận, bày tỏ và nhận được lòng biết ơn có thể giúp ích cho họ.

Hoài Anh
Theo Greater Good

Xem thêm:

Hoài Anh

Published by
Hoài Anh

Recent Posts

Đại học Wollongong (Úc) bác thông tin không nhận hồ sơ học sinh 5 tỉnh, thành Việt Nam

Liên quan việc trường Đại học Wollongong (Úc) không nhận hồ sơ từ 5 tỉnh,…

2 giờ ago

Bão Trami sắp vào biển Đông, gây đợt mưa rất lớn dọc miền Trung

Bão Trami (bão số 6) sẽ vào biển Đông trong tuần này, có khả năng…

2 giờ ago

Nga phản ứng về việc ông Trump nói ông đã từng đe dọa tấn công Moskva

Ông Peskov lưu ý rằng “hiện tại có rất nhiều tuyên bố gay gắt, rất…

3 giờ ago

Bộ GD&ĐT yêu cầu thu hồi bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

Ông Vương Tấn Việt  (Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang) bị thu…

3 giờ ago

Tiêm kích Nhật Bản xuất kích chặn máy bay trinh sát H-6, Y-9 của Trung Quốc

ĐCSTQ điều động một máy bay ném bom và máy bay trinh sát bay qua…

4 giờ ago

Năm chủ điểm thách thức lớn nhất đe dọa liêm chính bầu cử Hoa Kỳ 2024

Hoa Kỳ đang gặp phải rất nhiều thách nghiêm trọng liên quan đến tính liêm…

4 giờ ago