Đời Sống

Một số lưu ý khi đun sôi nước bằng lò vi sóng để tránh bị bỏng

Sử dụng lò vi sóng để đun sôi nước vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm nhiên liệu đốt. Tuy nhiên, khi đun nước bằng lò vi sóng, hiện tượng sôi đột ngột có thể xảy ra, và điều này có thể gây nguy hiểm như bị bỏng.

Khi đun nước tinh khiết trong lò vi sóng, bạn cần chú ý đến một số điều này để tránh đun nước quá nóng có thể gây bỏng. (Ảnh: klee048/ Shutterstock)

Sau khi khởi động lò vi sóng, các phân tử nước sẽ rung động mạnh dưới tác động của các dao động vi sóng (hay còn gọi là sóng vi ba) tần số cao. Nước sẽ nhanh chóng đạt đến điểm sôi nhờ vào việc các phân tử nước được kích thích và dao động nhanh chóng nhờ vi sóng.

Tuy nhiên, khác với việc hâm nóng thức ăn nói chung, khi đun nước tinh khiết trong lò vi sóng, bạn cần chú ý đến một số điều này để tránh đun nước quá nóng có thể gây bỏng.

Cách đun sôi nước an toàn

1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Nếu bạn không biết phải đun sôi nước trong bao lâu, hãy đọc hướng dẫn sử dụng sản phẩm để hiểu rõ nguồn điện và chức năng hoạt động. Nói chung, lò vi sóng gia đình phải mất từ ​​2 đến 3 phút để đun sôi 1 cốc nước (235 ml).

2. Sử dụng cốc hoặc bình phù hợp

Cũng giống như hâm nóng thức ăn, việc đun sôi nước cũng cần được thực hiện trong các vật dụng chịu nhiệt độ cao, an toàn với lò vi sóng. Tránh các vật dụng bằng kim loại, chai thủy tinh miệng hẹp và hộp kín.

Việc đun sôi nước cũng cần được thực hiện trong các vật dụng chịu nhiệt độ cao. (Ảnh: tetxu/ Shutterstock)

Trên thực tế, vật liệu kim loại có thể phản xạ vi sóng và tạo ra tia lửa điện. Còn nước đựng trong chai thủy tinh miệng hẹp và hộp kín thì có thể bị vỡ vì áp suất sinh ra do đun nóng không thể giải phóng được.

3. Quan sát kỹ hiện tượng sôi đột ngột

Hiện tượng sôi đột ngột có nghĩa là nước thực sự đã đạt đến điểm sôi sau khi đun nóng trong vài phút, nhưng khi mở cửa ngay lập tức bạn sẽ thấy mặt nước phẳng lặng và không có biến động. Nếu bạn nhấc ngay cốc nước hoặc cho bột (bột cà phê, đường, v.v.) hoặc muỗng vào khuấy lúc này, nước sẽ phun trào ngay lập tức và gây bỏng.

Vì vậy, bạn cần lưu ý không nhấc cốc ngay sau khi đun sôi nước tinh khiết. Hãy để nước sôi nguội một lúc trước khi nhấc cốc lên để tránh nguy cơ sôi đột ngột.

Tuy nhiên, hiện tượng sôi đột ngột chỉ là hiện tượng tạm thời và không có gì đáng lo ngại.

Không nhấc cốc ngay sau khi đun sôi nước tinh khiết. (Ảnh: Saskiautami/ Shutterstock)

4. Giải phóng nhiệt

Nếu bạn đang vội lấy cốc nước ra, trước tiên hãy dùng dụng cụ có tay cầm dài gõ nhẹ vào cốc để nước rung lên và giải phóng nhiệt. Sau đó, đeo găng tay chịu nhiệt cho vào muỗng và khuấy nhẹ để đảm bảo nước không phun trào trước khi lấy cốc nước ra.

Khi lấy cốc nước, hãy nghiêng cốc về phía trước, không hướng về phía cơ thể, đặc biệt là khuôn mặt.

Ngoài ra, việc đặt các dụng cụ bằng phi kim loại như đũa, muỗng, v.v.v vào cốc nước và đun nóng cũng có thể tránh được nguy cơ sôi do đã tạo được bề mặt cho bong bóng bám vào. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng những dụng cụ này có thể bị hỏng do quá nóng.

Nếu bạn không có sẵn các dụng cụ nêu trên, một cách khác để tránh quá nóng là hâm nước trong thời gian ngắn. Sau đó, điều chỉnh thời gian đun tiếp theo cho phù hợp dựa trên độ nóng của nước sau lần đun đầu tiên. Cuối cùng, trước khi lấy cốc nước ra, bạn cũng cần thực hiện các thao tác trên để đảm bảo an toàn khi lấy cốc.

Mạt Lỵ

Published by
Mạt Lỵ

Recent Posts

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

52 phút ago

IAEA rút thanh tra viên hạt nhân khỏi Iran do lo ngại vấn đề an toàn

Một nhóm thanh tra viên của IAEA đã rời Iran an toàn và đang trên…

2 giờ ago

Nga giải thích lý do công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan

Ông Zamir Kabulov tuyên bố rằng việc Nga chính thức công nhận chính quyền Taliban…

3 giờ ago

Hà Nội phân làn đường Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công

Từ ngày 4/7, TP. Hà Nội tổ chức phân làn trên đường Phạm Văn Đồng.…

3 giờ ago

Trái tim và khối óc ghi dấu mọi giây phút nóng giận của chúng ta

John Hunter (1728–1793) là một trong những bác sĩ phẫu thuật lỗi lạc và có…

4 giờ ago

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G7 về thực trạng đàn áp xuyên quốc gia

Vào ngày 17 tháng 6, các nhà lãnh đạo G7 đã ra tuyên bố chung…

4 giờ ago