Chỉ trong thời gian ngắn, thép Việt Nam liên tiếp đối diện với các thông báo điều tra hoặc kết luận điều tra và áp thuế chống bán phá giá từ các nhà nhập khẩu lớn như Canada, Ấn Độ, Hoa Kỳ.
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), mới đây, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Theo đó, biên độ bán phá giá của các doanh nghiệp được xác định cụ thể như sau: Đối với Trung Quốc gồm Jiangsu Shagang International Trade Co..Ltd. có biên độ phá giá là 34%; nhà xuất khẩu khác là 46,2%.
Đối với Ai Cập, Công ty Suez Steel Co.,Ltd có biên độ phá giá là 8,6% và nhà xuất khẩu khác là 21,3%. Đối với Việt Nam, Công ty CP Thép Hoà Phát Dung Quất là 17,7% và Công ty Thép Hoà Phát Hải Dương là 13,5%.
Tòa án Thương mại quốc tế Canada (CITT) hiện đang tiến hành xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và dự kiến ra kết luận vào ngày 4/10/2024.
Vụ việc này bắt đầu từ tháng 3/2024 khi Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Tới đầu tháng 6/2024, CBSA đã ban hành kết luận sơ bộ về vụ việc này. Theo kết luận sơ bộ, mức thuế chống bán phá giá tạm thời dành cho các doanh nghiệp Việt Nam ở mức thấp nhất (từ 6,1% đến 38,9%) so với các doanh nghiệp Trung Quốc (50,9% – 71,1%) và Ai Cập (49,7% – 99,8%) bị CBSA điều tra lần này.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, thép Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều vụ điều tra hay bị áp thuế chống bán phá giá từ nhà nhập khẩu. Mới đây, Bộ Tài chính Ấn Độ ban hành Sắc lệnh áp thuế từ 12% đến 30% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam, nhằm bảo vệ và thúc đẩy các ngành công nghiệp địa phương.
Theo Sắc lệnh được Ấn Độ ban hành hôm thứ Ba (ngày 10/9), trong 5 năm tới, thuế sẽ được áp dụng đối với các mặt hàng ống thép và ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Đầu tháng 9, Cục Phòng vệ thương mại cũng nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với 13 mã sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE).
Trong số 10 nước bị điều tra, chỉ có Canada, Mexico, Brazil và Việt Nam bị đề nghị điều tra kép chống bán phá giá/chống trợ cấp, các quốc gia còn lại chỉ bị đề nghị điều tra chống bán phá giá.
Biên độ chống bán phá giá cáo buộc với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam là 158,83% (cao nhất trong số các nước bị cáo buộc).
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…