12 lý do khiến bạn thường xuyên bị thức dậy lúc nửa đêm

Bạn thường xuyên bị thức dậy vào nửa đêm, rốt cuộc lý do là vì sao?

Thức dậy vào nửa đêm là hiện tượng sinh lý thường gặp, và có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này.

(Ảnh: Shutterstock)

1. Cần đi vệ sinh

Chứng tiểu đêm có rất nhiều nguyên nhân. Nếu mỗi đêm đều thức dậy khoảng 2-4 lần để đi vệ sinh dù đã hạn chế lượng nước uống vào mỗi tối, rất có thể là do nước và chất điện giải bị mất cân bằng. Nếu bạn uống quá nhiều nước mà không có đủ lượng muối cần thiết, cơ thể sẽ cố loại bỏ phần nào lượng nước, nên bạn thường xuyên thức dậy vào nửa đêm để đi vệ sinh.

Cách giải quyết: Uống một ly nước nhỏ có pha một ít muối biển thiên nhiên trước khi đi ngủ 30 phút. Muối biển  có công dụng hỗ trợ nước đi vào tế bào.

2. Phòng ngủ quá nóng

Theo Hiệp hội Giấc ngủ của Mỹ, cảm giác nóng sẽ khiến chúng ta khó ngủ. Nhiệt độ bên trong phòng và quần áo mặc khi đi ngủ cũng như chăn gối nệm đều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cách giải quyết: Để phòng ngủ thoáng mát, tránh ngột ngạt.

3. Trầm cảm nhẹ

Thức dậy nửa đêm là triệu chứng thường gặp của những người mắc chứng trầm cảm nhẹ. Giữa giấc ngủ và chứng trầm cảm nhẹ tồn tại mối liên hệ phức tạp, rất dễ hình thành một vòng tuần hoàn không tốt.

Cách giải quyết: Hãy kịp thời tìm gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn chữa trị cũng như điều chỉnh cách sinh hoạt…

4. Nghiện xem điện thoại

Nếu những việc mà bạn làm trước khi đi ngủ bao gồm lướt web thì giấc ngủ sẽ càng dễ bị rối loạn. Việc nhìn vào ánh sáng xanh của màn hình điện thoại vào ban đêm sẽ ngăn cơ thể tiết ra melatonin giúp bạn buồn ngủ, khiến bạn ngủ không sâu.

Cách giải quyết: Giảm độ sáng trong phòng ngủ, không xem các thiết bị điện tử 1 tiếng trước khi ngủ.

(Ảnh: Shutterstock)

5. Lớn tuổi

Mỗi người đều có đồng hồ sinh học riêng, điều này quyết định thời gian ngủ vào ban đêm và thức dậy vào buổi sáng. Khi đến tuổi ngoài 60, có thể người ta sẽ thức dậy sớm hơn 2 tiếng so với khi ở độ tuổi 30.

Cách giải quyết: Đa phần những người lớn tuổi đều nhận thấy rằng nếu đi ngủ sớm thì họ sẽ dễ ngủ hơn.

6. Uống rượu trước khi ngủ

Trong vài giờ đầu uống rượu, cơ thể cần phải chuyển hóa chất cồn, điều này sẽ ngăn cản “giấc ngủ mắt chuyển động nhanh” (giấc ngủ REM), đây là giai đoạn ngủ ngon nhất. Thiếu giai đoạn này sẽ khiến bạn ngủ không ngon trong phần còn lại của giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng giảm mạnh.

Cách giải quyết: Không uống rượu trong khoảng 2-3 giờ trước khi ngủ. Tốt nhất là không uống rượu.

(Ảnh: Shutterstock)

7. Vấn đề về hô hấp

Dù do bị dị ứng thời tiết hay cảm lạnh đều sẽ gây chóng mặt vào ban đêm, vì bạn sẽ hô hấp khó khăn. Thế nhưng các yếu tố khác cũng sẽ làm hẹp đường thở như sai lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, phì đại amidan hoặc lưỡi quá lớn, những điều này sẽ ngăn cản giấc ngủ của bạn.

Cách giải quyết: Nằm ngủ nghiêng sẽ giúp giải quyết những vấn đề này, còn nằm ngửa sẽ khiến vấn đề về hô hấp nặng hơn. Nếu vẫn không có tác dụng thì cần kịp thời tìm đến bác sĩ tai mũi họng.

8. Vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, khiến chúng ta khó ngủ hoặc thường xuyên tỉnh giấc. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, nhịp tim tăng nhanh, tăng tiết tuyến thượng thận gây mất ngủ và lo âu. Khi tuyến giáp hoạt động quá ít, khả năng người bệnh bị ngừng thở trong khi ngủ sẽ tăng đến 35%.

Cách giải quyết: Thực hiện một loạt các xét nghiệm máu để xác nhận và điều trị các bệnh về tuyến giáp, dùng thuốc hỗ trợ tiết tố tuyến giáp trở về mức bình thường, điều chỉnh sinh hoạt cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

9. Áp lực

Áp lực và sự lo âu đều sẽ khiến chúng ta khó thả lỏng cơ thể và đầu óc, từ đó dẫn đến mất ngủ.

Cách giải quyết: Cố gắng giải tỏa áp lực, thư giãn, thả lỏng từ từ sẽ có tác dụng nhất định đối với việc chữa trị chứng mất ngủ.

(Ảnh: Shutterstock)

10. Trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit dạ dày hoặc cảm giác cồn cào sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cách giải quyết: Thay đổi lối sống, ví dụ như giảm lượng thức ăn, không ăn vào ban đêm và giảm cân cũng có tác dụng hỗ trợ rất lớn nhằm ngăn trào ngược axit dạ dày.

11. Mỡ bụng dư thừa

Những người bị dư thừa mỡ bụng khi nằm xuống cơ thể sẽ phải cố gắng hơn để hô hấp, điều này dẫn đến vấn đề về giấc ngủ. Mỡ bụng còn làm tăng các chứng viêm trong cơ thể, từ đó làm tổn hại đường dẫn thần kinh kiểm soát giấc ngủ.

Cách giải quyết: Giảm cân nặng bằng cách giảm lượng calo thấp thụ và luyện tập thể dục.

12. Thiếu vitamin D

Các nhà nghiên cứu ở Trường Y tế cộng đồng Harvard nhận thấy rằng, thiếu vitamin D có liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp đến phần não kiểm soát giấc ngủ.

Cách giải quyết: Phơi nắng mỗi ngày, ăn những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá có mỡ, trứng gà, sữa hoặc nước cam.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

9 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

19 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

26 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

29 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

36 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

54 phút ago