Vị thầy thuốc Đông y 112 tuổi: ‘Cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm’

Theo Đông y: Căn bản của sức khỏe nằm ở tâm, mọi phương pháp đều sinh ra từ việc dưỡng tâm, tâm tịnh thân ắt sẽ tĩnh, vì vậy khi bị bệnh, đừng chỉ chữa trị bên ngoài, phải dựa vào hệ thống phục hồi của chính cơ thể để chữa lành bệnh.

Gần đây, quyển sách “100 điều gửi tặng trước khi ra đi của lão thầy thuốc Đông y” đang rất được chú ý trên mạng. Được biết đây là 100 điều dưỡng sinh, cách chữa bệnh được một vị bác sĩ Đông y 112 tuổi đã tổng kết từ những phương pháp của tổ tiên và kinh nghiệm cả đời của ông. Vị bác sĩ già đã dùng giá trị quan của truyền thống để phản biện và chỉ ra nhiều khái niệm bảo vệ sức khỏe của con người hiện nay, khiến người ta được mở rộng tầm mắt, học được không ít điều hay.

“Có rất nhiều căn bệnh nặng hoặc nan y đều chỉ có một lý do: Hận. Nếu không còn hận nữa, bệnh cũng sẽ mất đi. Trên thế gian này thứ khó giải nhất là nỗi hận kéo dài không có điểm dừng, vì có những nỗi hận không giải được nên mới có những căn bệnh nan y.” Trong khi nói về dưỡng sinh, thậm chí ông còn tiết lộ bí mật về sinh tử. Ông đã tổng kết những điều mình biết được trong suốt một đời rằng: “Cảnh giới cao nhất của Đông y là dưỡng sinh, cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm.”

100 món quà trước khi ra đi của lão thầy thuốc

Trong 100 điều để lại của người bác sĩ già này có viết:

Đối với việc dưỡng sinh, thấp là dưỡng thân, trung là dưỡng khí, cao nhất là dưỡng tâm.

Đông y cho rằng ba thành phần quan trọng nhất trong sinh mệnh chính là: tinh, khí và thần, hay còn gọi là “sinh mệnh tam bảo”. Khả năng bảo vệ của “tinh” tương đương với hệ thống miễn dịch theo Tây y (trực tiếp tiêu diệt kẻ xâm nhập) và hệ thống thần kinh cũng như nội tiết (điều tiết môi trường bên trong cơ thể); “khí” không ngừng tuần hoàn trong cơ thể và hình thành tầng bảo vệ mạnh bên ngoài cơ thể, giảm sự xâm nhập của bên ngoài; phần “thần” là tinh tế nhất, năng lượng mạnh nhất, khả năng bảo vệ cơ thể cũng mạnh mẽ nhất.

Tầng thấp là dưỡng thân (Tinh)

1. Giấc ngủ là yếu tố đầu tiên trong dưỡng sinh. Thời gian ngủ nên từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Bởi vì thời gian này là mùa đông của một ngày, mùa đông chủ tàng, nếu mùa đông mà không dự trữ thì xuân hạ sẽ không dài, có nghĩa là ngày hôm sau sẽ không tỉnh táo.

Đông y cho rằng nên tuân theo quy luật ngày đêm âm dương, ngủ say vào giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng) và giờ Sửu (từ 1 giờ đến 3 giờ sáng), điều này rất quan trọng đối với việc bảo dưỡng ngũ tạng, chất lượng giấc ngủ sẽ cao hơn. (Ảnh: Shutterstock)

2. Ăn thực phẩm quá đà không chỉ không tăng khí huyết mà sẽ trở thành chất thừa ứ đọng trong cơ thể, đồng thời còn phải tiêu tốn khí huyết để làm sạch chúng. Lục phủ ngũ tạng là một công xưởng sản xuất khí huyết, thức ăn là nguyên liệu, năng lực sản xuất là có hạn, còn thức ăn là vô hạn, vì thế nên phải kiểm soát lượng thức ăn.

3. Nếu muốn khỏe thì phải làm cho cơ thể có đủ “khí” để “khí hóa” thực phẩm hấp thu vào, chỉ có như vậy, cơ thể của bạn mới không tích lũy rác, sẽ không có quá nhiều thức ăn dư thừa giải phóng “hư hỏa” tự do tổn hại đến cơ quan trong cơ thể. “Hư hỏa” này ngược lại sẽ gây hao tổn “khí” của bạn. Vì vậy, từ ý nghĩa này, con người hiện đại chúng ta bị bệnh đa số là do nguyên nhân ăn uống không điều độ.

4. Vì sao chúng ta phải giữ mức độ đói và khát nhất định mới là có lợi cho dưỡng sinh? Thật ra đây chính là tác dụng thần kì của “hư”. Đạo giáo giảng rằng hư tắc linh. Chúng ta phải thường xuyên giữ trạng thái “hư linh” thì mới có thể giữ sự tỉnh táo, giữ gìn sức khỏe.

5. Vì vậy muốn trường thọ và không có bệnh thì phải thường xuyên tăng cường sức khỏe. Muốn tăng cường sức khỏe thì cần phải điều hòa tinh, khí, thần. Muốn điều hòa tinh, khí, thần thì phải khước từ những kẻ trộm gây phiền hà. Mà muốn khước từ chúng thì trước tiên phải kiềm chế tinh thần, phải hóa giải ba thứ độc là tham, sân và si.

Muốn hóa giải ba loại độc này bắt buộc phải học cách khống chế ý niệm xấu trong tâm. Nhưng nếu chỉ nói suông muốn khống chế ý xấu trong tâm thì rất khó làm được mà phải khai tuệ thì mới không bị lừa gạt. Muốn khai tuệ, trước hết phải kiên định. Muốn kiên định thì phải học cách đi bộ.

6. Đi bộ là cách để tâm nghỉ ngơi, tâm được nghỉ ngơi thì thần sẽ an, thần an thì khí sẽ tự nhiên đủ mà đủ khí thì máu huyết sẽ mạnh, khí huyết lưu thông, có bệnh tự nhiên sẽ khỏi, không đủ thì có thể bổ sung. Bây giờ bệnh có thể khỏi, sau này lại phòng được bệnh. Tâm tĩnh thì thần kinh sẽ tỉnh táo, tỉnh táo thì cơ thể linh hoạt, người có thể tĩnh tâm sẽ có được rất nhiều lợi ích: tính cách nhanh nhẹn, nhìn mọi việc tích cực, dự liệu mọi sự sâu xa, bình tĩnh khi gặp rắc rối, sáng suốt trong mọi việc, mọi thứ đều hanh thông, tự nhiên sẽ không mắc phải khuyết điểm chủ quan phiến diện, từ đó sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm.

Vị bác sĩ già nói rằng đi bộ là cách để tâm nghỉ ngơi, tâm được nghỉ ngơi thì thần sẽ an, thần an thì khí sẽ tự nhiên đủ, mà đủ khí thì máu huyết sẽ mạnh, khí huyết lưu thông, có bệnh tự nhiên sẽ khỏi. (Ảnh: Fotolia)

7. Vào những giờ phù hợp, có thể đi bộ 15 phút, để mắt nghỉ ngơi, dưỡng thần thì tâm khí sẽ mạnh.

8. Chữa bệnh không thể vội vàng. Gấp gáp sinh ra hỏa, hỏa vượng thì tổn hao khí, như thế càng không tốt cho cơ thể. Ngoài ra không được ham nhiều, tham thì không ổn định và gấp gáp, bệnh đều do tham mà ra, không được tham để rồi bệnh nặng hơn.

9. Đôi khi bị tiêu chảy, hắt hơi, ho, sốt đều là việc của hệ thống phục hồi trong cơ thể. Đừng cứ hễ xuất hiện những triệu chứng này là dùng thuốc, nếu không những loại thuốc này sẽ phá hủy chức năng tự phục hồi của cơ thể. Một khi chức năng này suy yếu hoặc mất đi thì bạn sẽ phải phụ thuộc vào những loại thuốc này. Hãy ghi nhớ rằng chỉ cần triệu chứng không nghiêm trọng, cách tốt nhất là tĩnh dưỡng, an tâm, tĩnh khí để hệ thống phục hồi của cơ thể hoàn thành công việc phục hồi, trị bệnh. Vì vậy, mỗi chúng ta đều phải hạn chế dùng thuốc để tìm lại chức năng của hệ thống tự phục hồi trong cơ thể, như vậy mới là cách đúng đắn để khỏe mạnh.

10. Dậy sớm vào giờ dần (3 giờ đến 5 giờ sáng), lúc này tuyệt đối cấm tức giận, nếu không thì sẽ tổn thương phổi và gan, nhất định phải chú ý.

>> Thận là cái gốc của cơ thể: Cách cân bằng và duy trì tinh khí để sống thọ

Tầng trung dưỡng khí (Khí)

11. Cơ thể người dùng khí của ngũ hành để dưỡng sinh, tức cái chính của cơ thể là khí. Khí yếu, khí trì trệ ắt sẽ bệnh. Để chữa những căn bệnh này, trước tiên phải chữa khí.

12. Đa phần hiện tượng bệnh đều là biểu hiện của việc điều tiết, làm sạch chất thừa trong cơ thể, đây là trạng thái tự điều tiết cân bằng của cơ thể, vì vậy nên xem chúng là hiện tượng sinh lý bình thường chứ đừng xem chúng là nguyên nhân gây bệnh để rồi tiêu diệt. Vì thế khi bị bệnh, nhất định không được có tâm lý bực dọc, phải bình tĩnh, tâm lý ổn định thì khí sẽ thuận, khí thuận thì máu huyết lưu thông, rồi mọi thứ bệnh sẽ tiêu biến.

13. Khí làm cho máu tuần hoàn, máu dùng để bổ khí, như hai mà một. Cơ thể chúng ta: nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại da thịt, đứng lâu hại xương cốt, đi nhiều hại cơ bắp, thất tình lục dục quá độ sẽ tổn thương nguyên khí, tim và thận. Tướng hỏa vượng làm hao tổn chân dương.

Tầng trên dưỡng tâm (Thần)

(Ảnh minh họa, zoomwalls.com)

14. Con người chúng ta cầu trường thọ, trước tiên phải xua đuổi bệnh tật. Muốn chữa bệnh thì phải dùng khí. Muốn dùng khí một cách đúng đắn thì phải dưỡng tính trước. Cách dưỡng tính là phải điều chỉnh tâm trạng.

15. Mọi loại thuốc chữa bệnh đều là chữa bề nổi, không chữa được căn nguyên, dù là Đông y hay Tây y. Bởi vì mọi loại bệnh đều là kết quả của sai lầm. Nếu không loại bỏ nguyên nhân sai lầm thì sẽ không thể nhổ được tận gốc. Căn bản của sức khỏe là ở tâm. Mọi phương pháp đều sinh ra từ tâm, tâm tịnh, cơ thể sẽ tịnh, vì vậy nếu bị bệnh, đừng cứu chữa bên ngoài, hãy dựa vào hệ thống phục hồi của cơ thể để chữa bệnh.

16. So với việc tin vào thuốc, tin vào số liệu kiểm tra, chi bằng hãy tin vào cảm giác của chính mình, tin tưởng vào khả năng tự điều tiết của bản thân. Nhưng điều này cần tiền đề là bạn phải hiểu thì mới có thể phân biệt được.

17. Quan niệm đúng đắn có thể giúp người bệnh chữa bệnh tốt hơn nhiều so với thuốc đắt tiền và phẫu thuật nguy hiểm. Nếu có quan niệm đúng đắn, bạn sẽ có những quyết định, hành vi đúng đắn, có thể phòng được rất nhiều loại bệnh.

18.  Trong cuộc đời điều cấm kỵ nhất là chữ “loạn”, tâm loạn thì mọi việc sẽ rối ren, gây hỗn loạn khí huyết, dẫn đến mất cân bằng. Tức giận, lo sợ, vui vẻ, ưu phiền, mê muội hay nghi ngờ đều là loạn, là căn nguyên của nhiều loại bệnh tật, làm giảm tuổi thọ, không chỉ không nên loạn khi dưỡng bệnh mà bình thường cũng rất kị tâm loạn.

19. Cơ thể bị bệnh là do tâm suy yếu, tà bên ngoài xâm nhập. Mà tâm suy yếu là do tâm hồn hỗn loạn, cơ thể không khỏe, có nhiều điều bất an. Ham ăn, ham thắng, ham được, ham vui là đủ để gây bệnh. Không có được những điều ham muốn, đây gọi là sân. Tham và sân sẽ khiến lòng không yên, khí không ổn định, ảnh hưởng đến gan mật, chấn động kinh mạch, rối loạn ngũ tạng, lúc này những cái không tốt bên ngoài sẽ xâm nhập vào, đây chính là nguyên nhân gây bệnh.

20. Tâm và thần bất an, tính tình bồn chồn là nguyên nhân chính gây bệnh. An tâm là việc cần làm đầu tiên. Tâm có thể chủ động mọi thứ. Tâm ổn định thì khí hòa, khí hòa thì máu lưu thông, tuần hoàn máu tốt thì tinh túc và thần vượng. Những ai có tinh thần khỏe mạnh, sức đề kháng trong cơ thể mạnh mẽ, bệnh sẽ tự nhiên mất đi. Để chữa bệnh thì chủ yếu là ở dưỡng tâm.

Tâm ổn định thì khí hòa, khí hòa thì máu lưu thông, tuần hoàn máu tốt thì tinh túc và thần vượng. Những ai có tinh thần khỏe mạnh, sức đề kháng trong cơ thể mạnh mẽ, bệnh sẽ tự nhiên mất đi. (Ảnh: Fotolia)

21. Khi bị bệnh thì tối kỵ nảy sinh lòng oán giận. Lúc này nhất định phải nhẹ nhàng chấp nhận để lòng được ổn định. Sau đó dần dần điều chỉnh thì sức khỏe sẽ mau chóng hồi phục. Tâm an thì mới có thể thuận khí, khí thuận mới có thể chữa được bệnh. Nếu không khi nóng lòng, gan khí sẽ bị hao tổn khiến bệnh tình nặng hơn. Tâm và thần yên tĩnh thì khí huyết trên cơ thể sẽ có thể phát huy hoàn toàn.

22. Đừng tham lam chút lợi ích nho nhỏ, những mối lợi to lớn cũng đừng ham. Một chữ tham mang theo họa. Tham lam, sợ được sợ mất sẽ gây ra bệnh tim mạch. Tham là biểu hiện không hiểu lý lẽ tự nhiên của đạo pháp.

23.  Xã hội hiện nay là một xã hội cạnh tranh, tất cả các trật tự đã bị đảo lộn, dẫn dắt con đường đi vào ma đạo. Tranh giành là gì? Tranh giành chính là dẫn con người ta vào thế giới tham lam vô hạn.

24. Khoa học thật sự là gì? Chính là nhân duyên quả báo. Không tin vào nhân quả thì không phải là khoa học thật sự.

25. Con người hiện đại ngày nay luôn theo đuổi việc nâng cao đời sống vật chất, hậu quả của việc này là rất đáng sợ. Phải biết rằng lòng tham của con người ta đối với vật chất là vô hạn. Một khi không còn có thể khống chế được lòng tham này nữa thì những điều đang đợi chúng ta chính là những đau khổ vô tận. Thật ra vật chất có thể giúp chúng ta được hưởng thụ, tinh thần cũng vậy. Thuốc có thể chữa bệnh, chữa trị bằng tâm lý cũng có thể làm được. Vì vậy, chúng ta dùng một đời để theo đuổi tiền tài, cho rằng dùng nó để nuôi dương tâm thái tốt đẹp, để tinh thần của chúng ta đạt đến được cảnh giới siêu phàm.

26. Những căn bệnh không chữa được của con người phải dựa vào thần để chữa, bệnh mà thần không thể chữa thì phải dựa vào Phật. Phật là gì? Phật chính là từ tâm.

(Còn tiếp)

Ngọc Trúc, theo Epoch Times

Xem thêm:

ngọc trúc

Published by
ngọc trúc

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

4 giờ ago