Sức Khỏe

Ảnh hưởng của cảm xúc đến cơ quan nội tạng

Mối liên hệ giữa cảm xúc và sức khỏe của các cơ quan nội tạng là một chủ đề vừa quan trọng vừa thú vị. Trong Trung y, cảm xúc không chỉ là trải nghiệm tâm lý đơn thuần mà còn có quan hệ mật thiết với chức năng của các cơ quan. Nghiên cứu hiện đại cũng ủng hộ quan điểm này, cho thấy rằng căng thẳng, lo âu và biến động cảm xúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện thông qua hệ thần kinh, nội tiết và miễn dịch.

(Ảnh: Shutterstock)

Thông qua việc hiểu rõ sự tương tác giữa cảm xúc và sức khỏe nội tạng, kết hợp với các chiến lược thực tiễn, chúng ta có thể điều hòa cảm xúc tốt hơn và hỗ trợ sức khỏe bên trong một cách toàn diện.

Cơ quan nội tạng – Trung tâm của năng lượng và cảm xúc

Trong Trung y, các cơ quan nội tạng không chỉ là những cấu trúc giải phẫu hay nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa, mà còn là trung tâm của năng lượng sống, cảm xúc và tinh thần. Mỗi cơ quan được kết nối với các bộ phận khác trong cơ thể thông qua hệ thống kinh lạc, đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa dòng chảy của khí (năng lượng sống) và huyết.

Ví dụ, tim quản lý tuần hoàn máu và ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức cũng như trạng thái tinh thần. Gan đảm nhiệm việc điều hòa lưu thông khí trong toàn thân, góp phần duy trì sự cân bằng cảm xúc. Phổi điều hòa hô hấp và đóng vai trò chính trong chức năng miễn dịch thông qua việc điều tiết khí. Lách phụ trách việc tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và chuyển hóa chúng thành khí và huyết – nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể.

Khí là nguồn năng lượng tạo nên sự sống trong cơ thể, theo Trung y, mọi dưỡng chất nuôi cơ thể đều được gọi chung là huyết. Khi khí và huyết mất cân bằng hoặc bị suy giảm, cơ thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe.

Mỗi hệ cơ quan cũng gắn liền với những chức năng tinh thần và cảm xúc nhất định:

  • Tim là nơi cư ngụ của Thần (Shen) – tức là tâm trí và tinh thần. Tim ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và cách ta nhìn nhận thế giới. Nó liên quan mật thiết đến ý thức, nhận thức, cảm xúc và trạng thái tinh thần tổng thể.
  • Gan là nơi chứa Hồn (linh hồn siêu nhiên) – gan thúc đẩy sự sáng tạo và cảm giác về mục tiêu sống. Nó liên quan đến khía cạnh tinh thần và cảm xúc của tâm trí, đặc biệt là các yếu tố như giấc mơ, cảm xúc và sự nhận biết.
  • Phổi điều khiển Phách (linh hồn thể xác) – phổi giúp chúng ta vượt qua mất mát và giải tỏa nỗi buồn. Chúng gắn với sức sống, ý chí và khả năng hành động trong cuộc sống.

Cảm xúc ảnh hưởng đến chức năng cơ quan như thế nào

Cảm giác tức giận, lo lắng hay buồn phiền không chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ – mà chúng thật sự còn có thể làm thay đổi cách cơ thể hoạt động.

Hệ thần kinh: Sự tức giận và gan

Trong Trung y, cơn giận được cho là làm rối loạn dòng chảy năng lượng của gan, dẫn đến tình trạng ứ trệ khí huyết. Sự mất cân bằng này có thể biểu hiện ra ngoài dưới dạng đau đầu, đầy bụng, trào ngược axit hoặc đau khớp.

Từ góc nhìn y học hiện đại, sự tức giận kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, làm tăng hormone cortisol và gây cản trở quá trình chuyển hóa ở gan. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như rối loạn tim mạch, suy giảm miễn dịch, và các rối loạn tiêu hóa.

Hệ nội tiết: Lo âu và dạ dày

Theo Trung y, tình trạng lo âu kéo dài ảnh hưởng đến chức năng của lá lách và dạ dày, thường gây ra các triệu chứng như chán ăn và khó tiêu.

Từ góc nhìn y học hiện đại, lo âu kích thích cơ thể tiết adrenaline và cortisol, và căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích.

Hệ miễn dịch: Đau buồn và lá phổi

Phổi và ruột già là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể. Trong Trung y, nỗi buồn và đau thương được cho là làm suy yếu năng lượng của phổi, từ đó làm giảm chức năng miễn dịch.

Căng thẳng kéo dài đã được chứng minh là có thể ức chế hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng ảnh hưởng đến mức độ tế bào miễn dịch, đẩy nhanh quá trình lão hóa hệ miễn dịch (tức là khi hệ thống phòng vệ của cơ thể suy yếu theo tuổi), và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cách hỗ trợ sức khỏe nội tạng

Có nhiều cách đơn giản và thiết thực để điều hòa cảm xúc và duy trì sức khỏe của các cơ quan nội tạng.

Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Nên ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trà xanh và nước chanh. Những thực phẩm này giúp hỗ trợ chức năng gan, thúc đẩy dòng chảy năng lượng lưu thông, đồng thời duy trì sự cân bằng tổng thể của cơ thể.

Ăn thực phẩm có tính ấm

Việc bổ sung một lượng vừa phải các thực phẩm có tính ấm như táo tàu đỏ và củ mài có thể giúp tăng cường lá lách và dạ dày. Thêm các nguyên liệu như hạt ý dĩ cũng có thể hỗ trợ chuyển hóa chất lỏng một cách khỏe mạnh trong cơ thể.

Tập luyện thở sâu và thiền định

Chỉ cần 10 phút thở sâu mỗi ngày có thể giúp khí huyết lưu thông hơn.

Thiền định cũng là một cách hiệu quả để điều hòa cảm xúc và rất dễ thực hành và đơn giản, chẳng hạn như tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. 

Rèn luyện thói quen biết ơn mỗi ngày

Viết ra một điều bạn biết ơn mỗi ngày có thể giúp nuôi dưỡng tư duy tích cực.

Mọi người thường tập trung vào những gì họ thiếu mà bỏ qua những thứ giá trị mà họ đã có. Dành thời gian để suy ngẫm về những điều tốt đẹp mình đang có là một thói quen có thể nâng cao sức khỏe tinh thần một cách mạnh mẽ.

Trà dưỡng sinh

Uống trà thảo mộc có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Ví dụ, trà làm từ sài hồ và rễ mẫu đơn trắng có thể hỗ trợ điều hòa chức năng gan, trong khi trà tâm sen và hoa hồng giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ.

(Ảnh: Shutterstock)

Trà sài hồ và mẫu đơn trắng

Nguyên liệu:

  • 5 gram sài hồ
  • 3 gram rễ mẫu đơn trắng
  • 3 gram trà xanh

Cách pha:Hãm các nguyên liệu trong 600ml nước nóng khoảng 10 phút trước khi uống.

Sài hồ đã được sử dụng trong y học suốt hơn 2.000 năm. Các hoạt chất của sài hồ có đặc tính chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, điều hòa thần kinh, bảo vệ gan và chống tiểu đường.

Trà tâm sen và hoa hồng

Nguyên liệu:

  • 20 tâm sen
  • 2 bông hoa hồng

Cách pha: Hãm các nguyên liệu trong 800ml nước nóng khoảng 10 phút trước khi uống.

Lời kết

Một tâm trí bình tĩnh và cân bằng là chìa khóa để sống lâu và khỏe mạnh. Dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hiện.

Khi hiểu được cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe cơ quan nội tạng như thế nào – cả từ góc nhìn y học cổ truyền và y học hiện đại – chúng ta có thể áp dụng kiến thức này vào cuộc sống hàng ngày để điều chỉnh cảm xúc, từ đó cải thiện sức khỏe các cơ quan trong cơ thể.

Một số loại thảo dược được đề cập trong bài có thể còn xa lạ, nhưng nhìn chung đều có bán tại các cửa hàng thực phẩm chức năng hoặc siêu thị châu Á. Cần lưu ý rằng phương pháp điều trị có thể khác nhau tùy theo từng người. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Theo Tiến sĩ Dương Cảnh Đoan, The Epoch Times

Liên Hoa biên dịch

Tiến sĩ Dương Cảnh Đoan

Published by
Tiến sĩ Dương Cảnh Đoan

Recent Posts

Bộ Nội vụ: Dự kiến, Việt Nam giảm còn 5.000 xã

Bộ Nội vụ cho biết dự kiến cả nước sẽ giảm từ 10.035 xã xuống…

4 giờ ago

Thuế suất chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc dao động từ 0% đến 37,13%

Thuế chống bán phá giá tạm thời chỉ áp dụng cho thép mạ chứa hàm…

4 giờ ago

Ngoài sự lãng mạn: Yếu tố còn thiếu trong hôn nhân hiện đại

Gần một phần ba các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn. Chuyện gì…

6 giờ ago

Cử tri Wisconsin đã quyết định đưa luật về căn cước cử tri vào hiến pháp tiểu bang

Wisconsin sẽ đưa luật về căn cước cử tri (voter ID) của tiểu bang vào…

7 giờ ago

Cựu quan chức của ông DeSantis thắng ghế Hạ viện thay thế ông Matt Gaetz

Thành viên Đảng viên Cộng hòa Jimmy Patronis giành chiến thắng trong cuộc đua kế…

8 giờ ago

The Coffee House được sang nhượng với giá 270 tỷ đồng

The Coffee House được bán cho Golden Gate với giá 270 tỷ đồng, bằng 25%…

8 giờ ago