Cà tím là một loại rau ít tốn kém và cũng thường thấy trên mâm cơm của các gia đình. Dân gian có câu: “Lập hạ trồng cà tím, lập thu ăn cà tím”. Sau mùa thu chính là thời gian ăn cà tím rất tốt.
Đông y cho rằng cà tím vị đắng tính hàn, có 6 công dụng lớn là làm tan huyết khối, tiêu sưng giảm đau, trị hàn nhiệt, trừ phong thông kinh mạch và cầm máu.
Hợp chất saponin có trong cà tím không chỉ có thể giải nhiệt, an thần mà còn có thể điều hòa cơ thể, giúp chống mệt mỏi và còn có thể giảm mỡ máu. Những nhân viên công sở thường xuyên mệt mỏi và ăn dầu mỡ nên ăn nhiều cà tím.
Mùa hè oi bức nên ăn nhiều cà tím. Ăn cà tím đúng mùa không chỉ khỏe mạnh hơn mà còn có khả năng thanh nhiệt.
Cà tím khác với dưa chuột, trái cây ăn thì có vẻ ngon miệng, giảm được cái nóng bên ngoài, còn để giải nhiệt bên trong thì thường xuyên ăn cà tím, các chứng bệnh như rôm sảy, mụn nhọt sẽ không tìm đến bạn nữa.
Cà tím còn chứa nhiều vitamin P có thể tăng cường khả năng kết dính tế bào trong cơ thể và tính đàn hồi của mao mạch, ngăn chặn vỡ mạch máu, vì thế những người có bệnh về tim mạch nên ăn nhiều cà tím.
Hàm lượng vitamin E phong phú trong cà tím có thể làm tiêu hủy các gốc tự do, có lợi để chống lão hóa và còn có thể làm mờ các vết thâm, thúc đẩy làm trắng da. Thường xuyên ăn cà tím chẳng những nếp nhăn nhạt đi mà vết thâm, quầng thâm mắt cũng dần dần biến mất.
Không chỉ vào mùa hè khô nóng mà cả mùa thu, trong những này nóng bức, những người mắc bệnh trĩ sẽ rất khó chịu, chỉ cần ăn nhiều cà tím thì sẽ có thể làm dịu triệu chứng xuất huyết.
Cà tím có chứa solanine, có tác dụng ức chế khối u hệ tiêu hóa cũng như phòng chống các bệnh về dạ dày.
Kiện Khang
Xem thêm:
Bị ảnh hưởng bởi trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra ở Myanmar…
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (ngày 2/4) tuyên bố áp thuế quan…
Hôm thứ Sáu (4/4), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã kêu gọi Chủ tịch…
Đây là loại dao găm rất hiếm của nghệ thuật Đông Sơn.
Những người dám dũng cảm đối mặt với thiếu sót và chỉnh sửa bản thân,…