Cơn nghiện chụp ảnh đang thay đổi cách chúng ta ghi nhớ quá khứ

Năm ngoái tôi đến thăm bảo tàng Hermitage ở thành phố St. Petersburg ở Nga – một trong những bảo tàng nghệ thuật đẹp nhất thế giới. Tôi định bụng yên lặng ngắm nhìn những tuyệt tác bên trong, nhưng trước mặt lại bị một rừng những chiếc điện thoại thông minh đang chụp ảnh cản trở. Và khi tìm được một chút không gian nhỏ xíu cho riêng mình, thì lại xuất hiện những người đang selfie “tự sướng” để ghi lại những kỷ niệm của chuyến du lịch.

(ảnh: Shutterstock)

Với rất nhiều người, chụp hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bức ảnh hiện đang là một phần không thể thiếu khi đi du lịch – họ muốn ghi lại cho đến những chi tiết cuối cùng rồi đăng chúng lên mạng xã hội. Nhưng việc này ảnh hưởng tới ký ức của chúng ta như thế nào – và cách chúng ta nhìn lại chính mình ra sao? Là một chuyên gia về trí nhớ, tôi rất tò mò về chuyện này.

Không may là, các nghiên cứu tâm lý học về chủ đề này thật hiếm hoi. Nhưng chúng ta có biết vài thứ. Chúng ta sử dụng điện thoại thông minh và các công nghệ mới để lưu giữ ký ức. Điều này không mới – con người luôn luôn sử dụng các phương tiện bên ngoài để hỗ trợ khi thu thập tri thức và ghi nhớ. Ví dụ như viết lách, các tài liệu ghi chép lịch sử đóng vai trò như bộ nhớ ngoài. Các số liệu về di trú, định cư và chiến tranh giúp một quốc gia hiểu biết về nòi giống, quá khứ và đặc điểm nhận dạng của dân tộc mình. Trong cuộc đời của mỗi cá nhân, nhật ký cũng đóng vai trò tương tự.

Những ảnh hưởng tới trí nhớ

Hiện nay chúng ta ít khi viện tới trí nhớ – chúng ta tin tưởng giao phó một lượng lớn thông tin lên các hệ thống lưu trữ dữ liệu đám mây, như Google Drive, iCloud hay OneDrive, Dropbox. Không chỉ là những bài thơ khó nhớ, mà cả những sự kiện cá nhân cũng được lưu lại trên điện thoại di động. Thay vì nhớ xem chúng ta đã ăn gì trong đám cưới của ai đó, chúng ta chỉ trượt lên trượt xuống màn hình điện thoại để tìm tới hình ảnh các món ăn mà ta đã chụp.

Điều này có những hậu quả không hề nhỏ. Chụp ảnh tại các sự kiện (thay vì tập trung vào theo dõi) đã được chứng minh sẽ dẫn tới việc không nhớ được sự kiện thực sự – vì chúng ta đã bị phân tâm trong quá trình chụp ảnh rồi.

Dựa vào các hình ảnh để ghi nhớ cũng có tác động tương tự. Bộ nhớ của con người cần được rèn luyện thường xuyên để hoạt động hiệu quả. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của việc thực hành nhớ lại – ví dụ như đối với các sinh viên đại học. Trí nhớ đã, đang và sẽ là một bộ phận thiết yếu của việc học. Thực ra đã có những bằng chứng chứng minh việc đưa hầu như toàn bộ tri thức và ký ức lên các “đám mây” có thể tác động tiêu cực tới khả năng ghi nhớ.

Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều tồi tệ như vậy. Ngay cả khi một số nghiên cứu cho rằng tất cả những chuyện này khiến chúng ta “ngu” đi, điều thực sự diễn ra là sự thay đổi kỹ năng: từ việc ghi nhớ thuần túy sang khả năng quản lý các công cụ giúp ghi nhớ. Nó là một kỹ năng bao quát cũng rất cần thiết cho các sinh viên – ví dụ như khi họ lên kế hoạch học cái gì và học như thế nào. Cũng có những bằng chứng chắc chắn và đáng tin cậy về việc các bộ nhớ ngoài, bao gồm các tấm ảnh chụp tự sướng, có thể giúp những người bị suy yếu khả năng ghi nhớ.

Qua ảnh, chúng ta có thể nhớ một số chi tiết rõ ràng hơn, nhưng có thể sẽ phải hy sinh các dạng thông tin khác. Một nghiên cứu cho thấy mặc dù các bức ảnh giúp mọi người nhớ lại họ đã nhìn thấy gì trong sự kiện đó, chúng lại làm giảm khả năng ghi nhớ những gì họ đã nói và nghe thấy.

Nhận dạng bản thân bị méo mó?

(ảnh: Shutterstock)

Quá nhiều hình ảnh có thể khiến chúng ta nhớ lại quá khứ theo một cách cố định – và cản trở các ký ức khác. Mặc dù các dạng ký ức “khi tôi còn nhỏ” thường xuyên dựa trên các bức ảnh hơn là các sự kiện thực tế, nhưng đó không phải lúc nào cũng là các ký ức thật.

Một vấn đề khác nữa mà các nhà nghiên cứu đã khám phá ra là các bức ảnh tự sướng và nhiều dạng bức hình khác thiếu tính tự nhiên. Chúng được lên kế hoạch, tư thế chụp ảnh không hề tự nhiên và đôi khi hình ảnh của một người bị thay đổi.

Chúng cũng phản ánh một xu hướng của con người hiện đại, quá chú ý đến vẻ đẹp của mình, tạo hình cho khuôn mặt theo những cách thức bắt chước không tự nhiên – nụ cười lớn giả tạo, chu môi, làm mặt hài, hay các cử chỉ khiêu khích khác.

Quan trọng hơn, tự sướng và nhiều loại hình ảnh chụp khác là một sự thể hiện ra cho công chúng thái độ, dự định và quan điểm cụ thể nào đó của người trong ảnh. Nói cách khác, chúng không thực sự phản ánh đúng chúng ta là ai, chúng phản ánh cái mà chúng ta muốn cho mọi người thấy tại một thời điểm nào đó. Nếu chúng ta dựa quá nhiều các bức hình để ghi nhớ quá khứ, chúng ta có thể lầm tưởng về bản thân mình dựa trên những hình ảnh mà chúng ta muốn cho người khác xem.

Cụ thể hơn, trí nhớ tự nhiên của chúng ta thực ra không hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Các nghiên cứu đã cho thấy chúng ta thường tạo ra những ký ức sai lệch về quá khứ để duy trì một hình ảnh bản thân mà chúng ta muốn có – và để tránh mâu thuẫn về những bản ghi khác thể hiện chúng ta là ai. Ví dụ, nếu bạn thường mềm mỏng và tốt bụng – nhưng trong một số sự kiện quan trọng nào đó (được ghi lại bằng hình ảnh) bạn rất cứng cỏi – thì bạn có thể lục lọi trong trí nhớ những ký ức về việc cứng cỏi như vậy trong quá khứ hoặc thậm chí là tự vẽ ra chúng.

Vì vậy, những bức ảnh đều đặn trên điện thoại chụp chúng ta trong quá khứ, có thể khiến trí nhớ của chúng ta (về bản thân) ít biến đổi hơn và ít thích nghi với những thay đổi mà cuộc sống mang đến – hay nói cách khác, khiến hình ảnh của chúng ta ổn định hơn, cố định hơn.

Nhưng điều này có thể tạo ra vấn đề nếu nhận dạng hiện tại của chúng ta khác biệt so với nhận dạng cố định trong quá khứ. Đó là một trải nghiệm không mấy dễ chịu và chính xác là thứ mà chức năng “bình thường” của trí nhớ được lập trình để né tránh – nó dễ sai khiến, nên chúng ta có thể có những hình dung không mâu thuẫn về bản thân mình.

Ví dụ, nếu chúng ta không có hoặc có ít những bức hình để đối chiếu, thì chúng ta sẽ phải sử dụng trí nhớ để kiểm tra xem ngày xưa mình ra sao. Và vì trí nhớ dễ sai bảo, nên chúng ta sẽ tìm tới những ký ức mà trông chúng ta trong quá khứ gần giống với chúng ta trong hiện tại. Trái lại, nếu bạn có quá nhiều hình ảnh để đối chiếu, thì sự đối lập giữa bạn của hiện tại, và bạn trong các bức hình sẽ có thể gây tổn thương tới ý thức kiểm soát và sức khỏe tinh thần của bạn.

Lời kết

Công nghệ đã thay đổi cách chúng ta cư xử và hành động. Lợi hại đều có đầy đủ cả, nhưng miễn là chúng ta biết về các nguy cơ này, chúng ta có thể hạn chế các tác động có hại của nó. Điều khiến tôi thực sự run sợ là việc mất hết tất cả những bức ảnh quý giá vì một lỗi nào đó trên chiếc điện thoại thông minh, hay trên những đám mây kia.

Vậy nên lần tới khi đi bảo tàng, hãy dành chút thời gian để nhìn ngắm và trải nghiệm nó. Phòng trường hợp tất cả ảnh chụp đều biến mất.

Tác giả: Giulianan Mazzoni, giáo sư tâm lý học của ĐH Hull, nước Anh.
Theo The Conversation
Quốc Hùng

Quốc Hùng

Published by
Quốc Hùng

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

12 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

34 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago