Huyết áp cao là một căn bệnh nguy hiểm. Đa phần những người lớn tuổi đều phải cảnh giác cao độ nhằm ngăn ngừa xảy ra các vấn đề về huyết áp, tuy nhiên những người trẻ tuổi có thói quen sống không tốt cũng cần lưu ý. Đặc biệt là về mặt ăn uống, sớm biết được những nguyên nhân gây hại cho huyết áp sẽ có thể kịp thời phòng tránh.
Dưới đây là 4 loại thực phẩm không tốt cho người bệnh cao huyết áp:
1. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Có một số người vì quá mức xem trọng hương vị của món ăn mà dùng nhiều mỡ động vật như mỡ heo, mỡ bò, mỡ cá v.v… Theo thời gian, quá nhiều mỡ tích tụ trong mạch máu gây hẹp mạch máu, làm tăng huyết áp. Ăn những món có nhiều dầu mỡ như thịt ba chỉ, thịt lạp, thịt kho Đông Pha v.v… cũng sẽ gây tổn thương mạch máu.
2. Thức ăn mặn
Những người ăn mặn khi nấu ăn ở nhà thường sẽ quen nêm nếm khá nhiều muối, tuy ăn sẽ ngon hơn, nhưng lại gây hại cho sức khỏe. Ngoài muối còn có các loại gia vị như nước tương, dầu hào, xì dầu v.v… cũng chứa muối. Thậm chí ngay cả những món ăn làm sẵn như thịt muối, lạp xưởng, mì sốt thịt cũng có khá nhiều muối, khi ăn quá nhiều sẽ dễ gây tăng huyết áp.
3. Thực phẩm chứa cholesterol cao
Những người bị cao huyết áp cũng cần chú ý giảm lượng cholesterol trong máu, tuy 70% cholesterol trong cơ thể là do gan tổng hợp, nhưng 30% còn lại là do hấp thụ từ thức ăn bên ngoài. Kiểm soát lượng cholesterol từ thực phẩm cũng là một cách tốt để giảm nguy cơ tăng huyết áp. Hãy tự kiểm soát bản thân không ăn những món ăn chứa nhiều cholesterol như trứng cá, nội tạng động vật, gạch cua và các loại thực phẩm giàu cholesterol khác.
4. Đồ uống có cồn
Cồn gây hại cho gan và còn ảnh hưởng đến mức huyết áp, làm tăng huyết áp, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Cồn gây ảnh hưởng đến huyết áp thông qua endothelin (một chất cảm ứng mạnh làm co mạch), chất dẫn truyền thần kinh, cơ trơn mạch máu trao đổi natri và sự vận chuyển ion canxi.
1. Vận động quá ít
Nguyên nhân lớn nhất mắc các loại bệnh của rất nhiều người là do vận động quá ít, người bệnh cao huyết áp cũng là một trong số đó. Bởi vì khi không thích vận động, bạn sẽ ngồi, nằm, ngủ cả ngày, tuần hoàn máu trở nên kém đi, chức năng tim cũng dần suy yếu. Lâu dần, huyết áp dù có bình thường cũng không tránh được việc có xu hướng tăng lên do sự suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
2. Cảm xúc quá kích động
Đa số mọi người đều sống trong sự thay đổi luân phiên giữa cảm xúc tích cực và tiêu cực. Khi cảm xúc tích cực, tự nhiên tâm trạng sẽ vui vẻ, cơ thể sảng khoái, nhưng khi cảm xúc tiêu cực sẽ khó tránh được căng thẳng tinh thần, lo lắng quá độ. Nếu sự thay đổi cảm xúc quá lớn sẽ có hại cho huyết áp, làm tăng phản ứng của trung khu thần kinh, khiến huyết áp tăng cao. Vì vậy, cần tránh quá buồn hoặc quá vui, hãy kiểm soát cảm xúc ổn định.
1. Cân bằng lượng nước trong cơ thể
Cần phải thường xuyên bổ sung nước, không được chỉ uống khi khát, vì đến lúc đó cơ thể đã bị thiếu nước nghiêm trọng rồi. Bất cứ lúc nào cũng phải giữ sự cân bằng nước trong cơ thể, uống nước hoặc uống trà đều được, chỉ cần đạt được mục đích bổ sung nước và làm loãng máu là được.
2. Kiểm soát cân nặng
Những người bị thừa cân béo phì dễ mắc các bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao và tiểu đường. Kiểm soát cân nặng là một cách tốt để kiểm soát huyết áp.
3. Mỗi ngày ngủ ít nhất 7 tiếng
Thức khuya là một thói quen không tốt, chẳng những sẽ ảnh hưởng đến việc thải độc và hồi phục của các cơ quan trong cơ thể mà còn dẫn đến việc cơ thể tiết ra một lượng lớn adrenaline, hoóc-môn norepinephrine làm tăng huyết áp và nhịp tim. Mỗi ngày nên ngủ ít nhất 7 tiếng.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…