Đầu xuân bàn thuật dưỡng sinh: Ai có thể bước ra khỏi âm dương, thọ qua tuổi đất trời?

Bộ y thư cổ “Hoàng Đế Nội Kinh” là sách gối đầu của tất cả các thầy thuốc Đông y, có tổng cộng 162 quyển thì vấn đề cân bằng âm dương được bàn luận đến trong 140 quyển, hơn 3000 câu chữ có dùng đến âm dương, qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của âm dương. Chân lý vĩ đại nhất luôn là đơn giản nhất và rốt cuộc âm dương là gì vậy?

Ai có thể vượt qua tuổi của đất trời? (Ảnh: Internet)

“Kinh Dịch” xem trọng dương cương, Lão Tử tôn sùng âm nhu, trong “Kinh Dịch” có nói: “Nhất âm nhất dương vị chi đạo” (người ta gọi âm dương là đạo lý). “Nội Kinh” thì nói: “Âm dương là lẽ trời, là quy luật của vạn vật, là nguồn gốc của biến hóa, là nền tảng của sinh sát, là phủ của thần linh. Trị bệnh cần phải tìm về gốc.” Điều này cho thấy trung tâm tư duy triết học cao nhất của người Trung Hoa xưa chính là âm dương.

“Nội Kinh” có viết: “Trời nuôi người bằng ngũ khí, đất nuôi người bằng ngũ vị.” Những thứ năng lượng mà con người hấp thụ trong ngũ khí gió, nắng, ẩm, khô, lạnh từ vũ trụ tự nhiên, từ hệ thống tạng phủ đi vào hệ thống kinh lạc và sinh ra tinh dương khí; rồi từ ngũ vị chua, đắng, ngọt, cay, mặn do đất sinh ra để nuôi dưỡng hệ thống sinh lý, chuyển hóa thành âm khí âm huyết, tạo nên “âm khí nội hóa, dương khí ngoại vinh”, con người trở thành một phần và cũng là thể cộng sinh của thiên nhiên.

“Nội Kinh” lại nói: “Âm dương, là lẽ trời đất, số có thể là mười, suy ra có thể là trăm, số có thể là ngàn, suy ra có thể là vạn. Số lớn của vạn có thể là vô hạn, mà cũng chỉ là một.” Cũng có nghĩa là vạn sự vạn vật trong vũ trụ, trong nhân gian đều có thể quay về một điều gốc, chính là âm dương. Do âm dương có thể vô hạn, âm dương tuần hoàn, giống như một vòng tròn không có điểm kết thúc, không bao giờ ngừng.

Những gì mà ta có thể nhìn thấy được trong thiên nhiên, trời là dương, đất là âm; mặt trời là dương, mặt trăng là âm; ngày là dương, đêm là âm; nắng là dương, mưa là âm; bát quái được tạo nên từ những nét âm nét dương trong “Kinh Dịch” tương ứng với 24 tiết khí.

Trong một ngày cũng có âm dương, sáng là dương, chiều là âm; trong “Nội Kinh” có nói: “Cơ thể sinh khí vào sáng sớm, dương khí lên mạnh vào giữa ngày, dương khí suy yếu vào ban chiều khi mặt trời về hướng tây, khi đó khí môn đã đóng lại.” và “Khi đêm đến phải thu tạng (dương khí) lại, đừng làm nhiễu loạn gân cốt, không được đến nơi có sương, làm trái ba điều trên thì sẽ chuốc lấy phiền phức.” Vì thế vận động mạnh sau buổi chiều liệu có không tốt cho sức khỏe do làm trái lại với tự nhiên hay không là điều gây tranh cãi.

Âm dương có rất nhiều điều kì diệu: “Nhân sinh hữu hình, bất ly âm dương” (mọi việc trong cuộc sống không tách rời với âm dương). Âm dương có tính hỗ căn (nương tựa lẫn nhau để phát triển), cái gọi là “không có dương thì không có âm; không có âm thì không có dương”, lại nói: “âm dương không sinh ra đơn độc.” Noãn và tinh không kết hợp thì sẽ không sinh ra con người. Âm dương cũng kiềm chế lẫn nhau, ví dụ như: bệnh do dương nhiệt thì phải dùng thuốc âm lạnh để chữa; âm dương chuyển hóa lẫn nhau, về mặt lâm sàng thường thấy cực lạnh sẽ sinh nhiệt, cực nóng sẽ sinh lạnh: trước khi sốt thì sẽ run mạnh hoặc tay chân lạnh ngắt; âm dương sẽ tăng giảm lẫn nhau, người ta gọi là “dương tăng âm giảm, âm tăng dương giảm”, âm thịnh thì dương sẽ suy, dương thịnh thì âm sẽ suy, điều này thường thấy trong quan hệ kì diệu giữa vợ và chồng. Âm dương còn sẽ bổ trợ lẫn nhau, người ta gọi là dùng âm bổ dương, dùng dương bổ âm là kỹ thuật trong nội thất và một số loại khí công.

Ở bất cứ đâu cũng có thể thấy được tính đối lập của âm dương: Trên dưới, lửa nước, động tĩnh, thiện ác, cương nhu, nộ bi, hư thực, nhà người sống và mộ phần v.v. Tính thống nhất của âm dương cũng có rất nhiều: trong ngoài, khí huyết, trước sau, phủ tạng, dương kinh âm kinh, nam nữ, nửa người trên nửa người dưới, lưng bụng v.v.

Sự biến hóa của âm dương cũng phân tầng bậc, ví dụ như: ngũ tạng là âm, tim lại là dương trong âm, thận là âm trong dương. Trong dương có âm, trong âm có dương; âm dương vừa đối lập vừa thống nhất, vừa li vừa hợp, cuối cùng đạt đến mức cân bằng tương hỗ, mức cao nhất của sự hợp nhất giữa trời và người một khi âm dương hoàn toàn tách rời thì con người sẽ quay về cát bụi.

Dưỡng sinh theo “Nội Kinh” phải “tuân theo âm dương, hòa hợp với thuật số”. Và ai có thể bước ra khỏi âm dương chứ? “Nội Kinh” có nói chỉ có những người đắc Đạo, tu thành chân nhân: “Được biết ngày xưa có những chân nhân nắm được trời đất, hiểu được âm dương, hô hấp tinh khí, tự giữ được thần, cơ thể rắn chắc, nên có thể sống qua tuổi thọ của trời đất, không có lúc kết thúc, chính là do đạo lý này.

Theo secretchina
Thành Kiên biên dịch

Xem thêm:

Thành Kiên

Published by
Thành Kiên

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

2 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

3 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

3 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

4 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

6 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

7 giờ ago