Đậu phộng (lạc) vốn là một loại thực phẩm quen thuộc, được mệnh danh là “hạt trường thọ” vì lợi ích sức khỏe của nó. Ăn đậu phộng điều độ cũng có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, sử dụng đậu phộng không đúng cách lại có hại cho sức khỏe.
Theo lý luận của y học cổ truyền, đậu phộng có tác dụng tốt trong việc dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe như nhuận phế hóa đờm, bồi bổ điều khí, cầm máu và tiết sữa, điều hòa tỳ vị, bổ sung dinh dưỡng, chống thiếu máu, cải thiện các triệu chứng như táo bón, ho… Người xưa thu hoạch và nấu chín khi nguyên liệu còn tươi, sử dụng để bồi bổ, cải thiện các chức năng cơ thể.
Theo quan điểm của y học hiện đại, đậu phộng rất giàu protein, chất béo, nhiều khoáng chất, vitamin và các hoạt chất tự nhiên. Nhận định chung tin rằng các chất choline, lecithin, resveratrol và isoflavone thực vật chứa trong đậu phộng là rất quý giá. Hầu hết các axit béo có trong đậu phộng là axit béo không bão hòa, chúng không chứa cholesterol, có thể giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu và cải thiện thành phần lipid trong máu.
Đậu phộng chứa biotin, niacin, folate, mangan, vitamin E, Thiamin, phốt pho và magiê, tất cả đều cực kỳ quan trọng cho một cơ thể và trí óc khỏe mạnh.
Có rất nhiều lợi ích của đậu phộng đối với cơ thể con người, nhưng điều quan trọng nhất là ăn chúng đúng cách.
Theo HealthLine, tăng cân xảy ra khi bạn nạp vào cơ thể nhiều calo hơn mức đốt cháy. Do đó, đậu phộng không có khả năng dẫn đến tăng cân nếu ăn điều độ, tức là tiêu thụ nó như một phần nhu cầu calo hàng ngày của bạn.
Trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu đều liên kết việc tiêu thụ bơ đậu phộng, đậu phộng và các loại hạt khác để giảm trọng lượng cơ thể.
Hơn nữa, những người ăn đậu phộng có lượng đường trong máu ổn định hơn, có thể đóng một vai trò trong việc giảm cảm giác thèm ăn, giảm cảm giác đói, ngăn chặn việc nạp quá nhiều calo. Nhưng bạn cần chú ý 3 điểm chính:
Theo Sound of Hope, ngay cả khi bạn không phải là người ăn kiêng thì cũng nên ăn đậu phộng ở mức độ vừa phải bởi vì đây là một loại thực phẩm giàu chất béo, có hàm lượng calo cao. Cứ 100 gam đậu phộng thì chứa khoảng 45 gam chất béo, gấp 6 đến 7 lần so với thịt nạc, hàm lượng calo của nó là khoảng 563 kcal, gấp 4 lần so với thịt nạc. Ăn đậu phộng không kiểm soát chắc hẳn sẽ không tốt cho cơ thể.
Lượng calo của 10 hạt đậu phộng sống khoảng 45 calo, nếu bạn dùng 10 gam dầu để chiên hoặc rán thì lượng tăng sẽ là 90 calo, vậy thì tổng lượng calo là 135 calo, tức là tương đương lượng calo trong 1 chén cơm trắng (khoảng 130 calo). Để tránh tăng nguy cơ béo phì và bệnh mãn tính, nên giới hạn khoảng 20 hạt đậu phộng mỗi ngày.
Các chất dinh dưỡng của đậu phộng sống không bị phá hủy, là một lựa chọn tốt để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi đói, cũng có thể ăn một nắm đậu phộng sống để giảm cơn đói.
Nếu bạn thường xuyên có cảm giác nóng rát trong dạ dày, bạn cũng có thể mang theo một nắm đậu phộng sống, nhai một ít hạt, nhai chậm. Theo cách này, bạn dùng tầm hơn 10 hạt đậu phộng thì có thể ngăn chặn axit và cảm giác nóng rát dạ dày.
Tuy nhiên, ăn đậu phộng sống cũng có những nhược điểm là khả năng bị ô nhiễm cao trong quá trình sản xuất và bảo quản. Ví dụ như aflatoxin gây ung thư bậc nhất rất thích đậu phộng sống. Vì vậy, cần mua lượng vừa phải, bảo quản khô ráo, chú ý vệ sinh.
Đậu phộng tươi tốt nhất nên ăn cả vỏ, nấu chín đậu phộng không chỉ dễ tiêu hóa, hấp thụ mà còn phát huy hết tác dụng chăm sóc sức khỏe của lớp vỏ và lớp áo đỏ bên trong của đậu phộng. Theo Trung y, đậu phộng bổ trung ích khí, nấu với nước muối có tác dụng dưỡng phổi. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều muối, ăn quá nhiều muối dễ làm tổn thương dạ dày, thận và làm nặng thêm các bệnh mãn tính như cao huyết áp.
Đậu phộng kết hợp tốt nhất là cùng với táo đỏ. Cách kết hợp này có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, cầm máu, đối với chứng thiếu máu và thiếu máu của lá lách, nhất là phụ nữ cũng có tác dụng chữa bệnh nhất định.
1. Đậu phộng chứa nhiều protein, tiêu hóa quá nhiều protein sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, vì vậy những người mắc chứng khó tiêu nên ăn ít đậu phộng.
2. Sau khi vào dạ dày, đậu phộng sống có tác dụng làm trơn đường ruột, ăn nhiều dễ dẫn đến tiêu chảy, vì vậy một số bệnh nhân bị axit dịch vị dùng đậu phộng sống để làm dịu dạ dày thì không nên ăn quá nhiều.
3. Thức ăn giàu đạm và nhiều chất béo sẽ kích thích túi mật và thúc đẩy quá trình bài tiết dịch mật. Do đó, bệnh nhân mắc các bệnh về gan, túi mật khi ăn đậu phộng nên chọn cách chế biến vừa ăn, tránh chiên rán nhiều dầu, đồng thời nên ăn một lượng nhỏ và nhiều lần.
4. Đậu phộng chứa nhiều chất béo, ăn nhiều sẽ thúc đẩy quá trình tiết dầu của các nang lông trên da, vì vậy những người có làn da dầu không nên ăn quá nhiều đậu phộng.
5. Bệnh nhân cảm lạnh không nên ăn đậu phộng vì nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng như cảm lạnh, ho và viêm nhiễm.
7. Các bác sĩ khuyến cáo những người bị bệnh mỡ máu nên ăn đậu phộng đã loại bỏ lớp vỏ lụa đỏ. Lý do là vì lớp vỏ lụa đỏ của đậu phộng có thể ức chế sự phân giải của fibrin và làm tăng hàm lượng của tiểu cầu.
8. Lớp vỏ lụa đỏ của đậu phộng có thể cầm máu, thúc đẩy quá trình đông máu, thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối, vì vậy những người có độ nhớt trong máu cao hoặc huyết khối không nên ăn. Nếu người bị bầm tím, huyết ứ mà ăn quá nhiều, huyết ứ khó tán sẽ làm tình trạng sưng tấy thêm trầm trọng.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…