Hệ vi sinh vật trong cơ thể: ‘Cơ quan nội tạng’ bị lãng quên

Dựa trên lý thuyết rằng các vi sinh vật chính là nguồn gốc của bệnh tật, người đã tìm cách tận diệt chúng bằng mọi cách, như sát trùng, tẩy rửa, dùng thuốc… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu vừa qua đã khẳng định: chúng ta không thể sống “yên thân” nếu hệ vi sinh vật trên cơ thể bị xáo trộn!

(ảnh: amnh.org)

Ngoài tác nhân ngoại lai là các vi sinh vật, nhiều chuyên gia đã khẳng định rằng yếu tố di truyền chi phối bệnh tật, đo dó họ kỳ vọng vào kết quả của việc giải mã bộ gen người. Tuy nhiên, khi bộ gen được giải mã, mọi người lại vô vùng ngạc nhiên: Bộ gen chỉ chịu trách nhiệm 10% bệnh tật, 90% còn lại nằm trong tay các yếu tố khác như môi trường, dinh dưỡng, chất độc, hay thậm chí là suy nghĩ, cảm xúc.

Trong số các yếu các yếu tố nhắc đến ở trên, thì hệ vi sinh cơ thể người (microbiome) đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là vi khuẩn đường ruột. Chúng thậm chí còn tham gia chi phối sự hoạt động của các gen, một gen nào đó hoạt động hay không phụ thuộc vào các vi khuẩn nào đó có mặt hay không.

Một số chuyên gia xem hệ vi sinh vật trong cơ thể như một “cơ quan nội tạng” bị lãng quên.

(ảnh: amnh.org)

Dưới đây là một số tình trạng sức khỏe có liên quan với các vi sinh vật đang “sinh sống” cùng với bạn.

1. Hành vi, khả năng kiểm soát và sức khỏe tâm thần

Những vi khuẩn có lợi có thể đóng vai trò quan trọng không kém các thuốc chống trầm cảm và chống lo âu.

Năm 2014, khoảng 700 sinh viên đăng ký vào khóa Nhập môn Tâm thần học của Đại học William và Mary đã được nhận một bản điều tra về chế độ ăn, mức độ hoạt động, và trạng thái tinh thần của họ. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những người ăn nhiều thực phẩm lên men, tức là được bổ sung các vi khuẩn có ích, thì tinh thần của họ dường như ít chịu tác động bởi những tình huống xã hội (như áp lực trong buổi thuyết trình, bữa tiệc, tình huống đông người…).

>> Dưa cà muối chua: Vì sao cần nén chặt, đậy kỹ?

Các vi sinh vật tham gia chi phối hoạt động của não, hệ tiêu hóa (Ảnh: Internet)

90% chất dẫn truyền thần kinh serotonin được sản sinh ở ruột, chất này có vai trò quan trọng trong kiểm soát tinh thần, cảm giác hạnh phúc, trạng thái trầm cảm. Khi serotonin bị suy giảm dẫn đến việc cảm thấy buồn chán, giảm sự ham muốn, giảm quan tâm hoặc dễ dàng cáu giận, và gặp khó khăn trong việc hoàn thành các công việc.

Và các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, chính các vi khuẩn trong ruột chịu trách nhiệm rất quan trọng cho quá trình sản xuất ra serotonin. Vậy là khi cân bằng vi khuẩn trong ruột bị ảnh hưởng, nó sẽ tác động đến sức khỏe thân và tâm của người này.

2. Béo phì

Béo phì là câu chuyện của thời đại ở cả xã hội phương Đông lẫn phương Tây. Nó gây khó khăn trong sinh hoạt, tạo ra những trở ngại về tinh thần, và cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều căn bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ em dùng kháng sinh trong ba năm đầu đời có thể dẫn đến béo phì về sau. Thí nghiệm cho thấy, chuột được cho kháng sinh trong suốt thời gian thơ ấu khi trưởng thành nặng hơn 25% và có lượng mỡ cơ thể nhiều hơn 60% so với nhóm đối chứng (nhóm không dùng kháng sinh).

Các kháng sinh ngoài diệt vi khuẩn có hại cho cơ thể còn diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, do đó gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Chính vì vậy các kháng sinh phổ rộng thường có tác dụng phụ là tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Ở chuột, người ta đã phát hiện 4 loại vi khuẩn trong đường ruột đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với chuyển hóa, 3 trong số 4 loại vi khuẩn đó đều đã được phát hiện trong đường ruột con người.

3. Tự kỷ

Một số vi khuẩn có thể làm trầm trọng thêm hay thậm chí là nguyên nhân gây tự kỷ. Những trẻ bị tự kỷ có hệ vi sinh khác biệt rõ rệt so với trẻ khỏe mạnh.

4. Bệnh não

Tiến sĩ David Perlmutter đã khám phá ra mối liên hệ thuyết phục giữa bệnh não bộ và hệ microbiome trong cuốn sách của mình, từ bệnh Alzheimer, đa xơ cứng, đến Parkinson và tự kỷ.

5. Tiểu đường loại 1

Tiểu đường loại 1 có xu hướng đến sớm ở trẻ em nếu có sự thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Các nghiên cứu còn phát hiện thấy một số loại vi khuẩn nhất định có thể giúp ngăn chặn tiểu đường loại 1.

6. Tiểu đường loại 2

Một số loại vi khuẩn và chất béo cơ thể tạo ra phản ứng viêm mạnh mẽ góp phần gây rối loạn chuyển hóa, một tình trạng có liên quan với bệnh tiểu đường loại 2.

Người ta cũng phát hiện rằng hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh còn có thể giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, sản xuất một số loại vitamin, axit amin, đồng thời giúp hấp thu khoáng chất. Do đó, để có được cơ thể khỏe mạnh, bạn cần giúp các vi sinh của mình hoạt động một cách tốt nhất.

Các chuyên gia đã chỉ ra một số điều bạn nên làm hoặc cần tránh như dưới đây:

Một số điều Nên và Không nên:

Hỗ trợ cân bằng vi sinh vật cho cơ thể qua thực phẩm lên men (Ảnh: Shutterstock)

1. Thường xuyên ăn các loại thực phẩm lên men như dưa muối, chao, trà kombucha, sữa chua…

2. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột probiotic

3. Ăn nhiều chất xơ.

Các chất xơ không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là các chất xơ tan. Hãy lưu ý ăn các loại rau, hạt, cả hạt đã nảy mầm.

4. Hãy mở cửa sổ nhiều hơn

Cuộc sống hiện đại khiến mọi người ít được tiếp xúc với tự nhiên hơn. Ngày nay, chúng ta dành đến 90% ở trong nhà với ánh sáng nhận tạo. Các nghiên cứu cho thấy mở cửa sổ và tăng thông khí tự nhiên giúp cải thiện sự đa dạng và sức khỏe của các vi khuẩn trong nhà, do đó làm lợi cho sức khỏe bạn.

Nghiên cứu cũng cho thấy tắm nắng cũng là một phương pháp sàng lọc hệ vi khuẩn, loại tốt lưu lại, loại xấu trừ bỏ đi. Hãy để cho anh nắng chiếu rọi căn phòng của bạn đều đặn hơn nữa.

5. Đừng quá “vô trùng”

“Vô trùng” và “tiệt trùng” không phải là lựa chọn tốt nhất. Khi bạn “tiệt trùng” thì có nguy cơ diệt cả 2 loại khuẩn, tốt và xấu. Đánh mất một số vi khuẩn có lợi có thể gây ảnh hưởng rộng lớn đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Tiếp xúc với vi khuẩn một cách tự nhiên có thể đóng vai trò như một quá trình phát triển tự nhiên cho hệ miễn dịch và tạo miễn dịch lâu dài chống bệnh tật.

Chứng cứ dịch tễ học cho thấy, trẻ em lớn lên ở trang trại có ít nguy cơ bị hen suyễn hơn. Điều này cho thấy môi trường tự nhiên “ít vô trùng” hơn, thực tế lại tốt hơn cho sức khỏe. Việc nuôi chó và cho trẻ nghịch bẩn cũng tương tự như vậy. Tất nhiên, chúng ta vẫn nên duy trì việc rửa tay trước khi ăn và sau khi dùng nhà vệ sinh.

>> Video thí nghiệm: Vi khuẩn phát triển thành siêu vi khuẩn chỉ trong 11 ngày

6. Hạn chế kháng sinh

Hãy hạn chế sử dụng kháng sinh, trừ phi thật sự cần thiết và đã tham khảo ý kiến của chuyên gia. Các kháng sinh sẽ tiêu diệt vi sinh vật đường ruột. Việc lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn, đồng thời làm trầm trọng thêm tác dụng phụ vốn có của kháng sinh. Bạn cũng cần nhớ rằng nhiều loại thực phẩm hiện nay có tồn dư kháng sinh trong đó.

Các hóa chất trong nông nghiệp, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu cũng có thể diệt những vi khuẩn có lợi trong đường ruột bạn. Nếu được, hãy chọn các thực phẩm được nuôi trồng bằng phương pháp gần gũi với tự nhiên nhất.

Minh Hải

Xem thêm:

minh hải

Published by
minh hải

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

41 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

1 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

3 giờ ago