Quả dâu tằm chín vị chua, tính hàn, dùng cho các trường hợp bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp…
Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cho thấy quả dâu tằm có đến 85% là nước, khoảng 10% đường, còn lại là chất xơ, ít đạm và béo, nhưng rất giàu các vi chất (sinh tố C, K, B12, khoáng tố và chất chống oxi hóa – đặc biệt là resveratrol có thể ngăn ngừa hình thành khối u…)
Tác dụng của dâu tằm rất tuyệt vời trong làm sạch máu, cải thiện lưu thông, giúp tăng cường hệ thống tuần hoàn của cơ thể, bảo vệ mắt…
Trong Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo.
Quả dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen, rất giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… dễ ăn, dễ làm lại được nhiều người ưa chuộng.
Dâu chín có vị chua, tính hàn; vào kinh can, tâm và thận, tác dụng bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.
Cách dùng dâu tằm dễ nhất là ăn trực tiếp quả chín hoặc ngâm đường phèn để dùng dần.
Dưới đây là một số công dụng phổ biến của dâu tằm được biết đến trong dân gian:
1. Dưỡng huyết:
Quả dâu tươi chín 50g. Đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi đất, cho nước vừa đủ sắc lấy nước hòa đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè.
2. Điều trị các chứng huyết hư, nhức đầu, hoa mắt, ít ngủ:
Dâu chín, nữ trinh tử, hạn liên thảo. Các vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g.
3. Chữa huyết hư, gan thận yếu, lưng gối đau mỏi, các chứng tê do huyết và phong của người già, táo bón:
Dùng 500g quả dâu chín đen. Cho nước và nấu nhiều lần cho hết màu đỏ sẫm. Lọc bỏ bã, cô các nước sắc lại thành cao lỏng (1/1); thêm 400g mật ong. Đun sôi, đóng chai. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 10 – 20ml, pha với nước.
4. Giúp cải thiện các trường hợp râu tóc bạc sớm:
Quả dâu chín nấu dạng cao lỏng (tỷ lệ 1/1), mỗi lần uống 1 – 2 thìa canh, uống với nước sôi.
5. Rượu dâu cho người phù nề hai chân vì thiểu dưỡng:
Dâu chín 200g, rượu trắng 500ml. Ngâm nửa tháng. Uống sáng, tối mỗi lần 25ml.
6. Mờ mắt, giảm thị lực:
Quả dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), kỷ tử 15g, sắc hãm, ngày uống 1 lần.
7. Thiếu máu, hồi hộp mất ngủ:
Quả dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), long nhãn 30g, nấu sắc lấy nước đặc cho uống ngày 1 lần.
Kiên Thành tổng hợp
Xem thêm:
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…