Rau hẹ được gọi là ‘món ăn số 1 vào mùa xuân’, ăn hẹ vào mùa xuân sẽ có vị thơm, còn ăn vào mùa hè thì có mùi khó chịu. Trong quyển “Bản thảo thập dị” có viết “Trong các loại rau, món này ấm nhất và có lợi cho cơ thể, nên ăn thường xuyên.”
Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Dân gian thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương…
Toàn thân của loài cây này đều mang dược tính. Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
Dưới đây là 3 lợi ích lớn của việc ăn rau hẹ.
1. Thúc đẩy cảm giác thèm ăn, tăng cường chức năng tiêu hóa
Hẹ có nhiều chất xơ, có thể tăng cường nhu động dạ dày, phòng ngừa ung thư đường ruột. Có lẽ vì vậy nên người ta nói hẹ là “cỏ rửa ruột”. Chất xơ trong hẹ có thể hỗ trợ “nhu động ruột”, nâng cao khả năng tiêu hóa của dạ dày, có tác dụng lọc sạch thành ruột. Hẹ có chứa tinh dầu dễ bay hơi và hợp chất lưu hóa, tiết ra một loại mùi hương đặc trưng có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn, sát khuẩn và có tác dụng giảm cholesterol trong máu.
2. Sát khuẩn tiêu viêm
Trong thân hẹ có chứa chất linalool, glucocid, chất đắng và chất lưu hóa, những hợp chất hóa học này có tác dụng sát khuẩn tiêu viêm.
3. Bổ khí tráng dương
Hẹ còn được gọi là “cỏ tráng dương”, có thể ấm trung hạ khí, bổ thận ích dương, dùng để chữa đau lưng, dương suy, đa niệu và tay chân mất sức.
1. Bệnh do nhiệt
Những người bị khô miệng, đau rát cổ, hôi miệng, lở miệng không nên ăn nhiều hẹ.
2. Âm hư hỏa vượng
Những người bị nóng lòng bàn tay, bàn chân, ra mồ hôi trộm không nên ăn nhiều hẹ.
3. Phụ nữ có thai
Hẹ có tác dụng kích thích tử cung, phụ nữ có thai tốt nhất là không nên hoặc nên ít ăn hẹ để tránh động thai.
Món hẹ xào trứng rất dễ làm, vừa bổ huyết vừa trợ dương.
Nguyên liệu:
Tỏi, rau hẹ, 2 quả trứng gà, nửa chén nước, gia vị.
Cách làm:
1. Rửa sạch và cắt nhỏ hẹ, đập trứng ra tô.
2. Đổ dầu vào chảo, thêm tỏi, xào cho thơm.
3. Trước tiên cho một ít hẹ vào, đảo sơ cho đều chảo.
4. Thêm trứng gà và nước.
5. Đổ tất cả hẹ vào chảo xào, nêm muối vừa ăn. Sau đó đảo đều.
6. Đậy nắp vung, đợi hẹ chín.
7. Mở nắp, xào thêm một lúc, tắt lửa, nhấc khỏi bếp.
Công dụng:
1. Hẹ: có công dụng bổ gan thận, trợ dương, cố tinh.
2. Trứng gà: có tác dụng sinh âm chống khô, dưỡng tâm an thần, bổ huyết.
Ngọc Trúc
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…