Bệnh cúm dạ dày hay còn gọi là viêm dạ dày ruột virus. Đây là tình trạng viêm dạ dày ruột thường do các virus gây nên, kèm theo các triệu chứng đó là đau bụng, tiêu chảy và ợ chua rất khó chịu.
Bạn có thể mắc bệnh này do tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh, ăn thức ăn hoặc đồ uống bị ô nhiễm, chạm vào đồ vật bị ô nhiễm rồi cho tay lên miệng. Những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể tự khỏi bệnh trong vòng 1-3 ngày. Các chuyên gia cho biết cách tốt nhất để điều trị là tập trung vào việc cung cấp nước cho cơ thể.
Dưới đây là một số loại thực phẩm và chất lỏng dễ tiêu, giảm cảm giác buồn nôn có lợi cho người bị cúm dạ dày.
Chế độ ăn BRAT bao gồm những loại thức ăn nhẹ nhàng và được áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. BRAT là viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng (Bananas, Rice, Applesauce and Toast).
Tuy nhiên, chế độ ăn BRAT thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất béo, vitamin A, B12 nên bạn chỉ nên ăn trong vài ngày. Ăn theo chế độ BRAT kéo dài sẽ làm bạn vị giảm mức năng lượng và suy dinh dưỡng.
Khoai tây dễ tiêu hóa và chứa nhiều kali – chất điện giải dễ bị cạn kiệt do nôn mửa và tiêu chảy. Một củ khoai tây vừa cung cấp 632 mg kali, tương đương 24% giá trị khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ và 16% giá trị khuyến nghị hàng ngày cho nam giới.
Khi bị cúm dạ dày, bạn nên ăn khoai tây hấp chín, nêm nếm một ít muối, tiêu. Bạn không nên dùng chất phụ gia nhiều chất béo như bơ và pho mát vì chúng có thể làm rối loạn tiêu hóa.
Bánh quy giòn được làm từ các loại carbs đơn giản, ít chất béo, chất xơ, dễ tiêu hóa nên phù hợp để ăn khi bị cúm dạ dày.
Hầu hết các loại ngũ cốc đều ít chất béo, không chứa gia vị và được tạo thành từ carbs đơn giản nên chúng sẽ không làm nặng dạ dày của bạn. Hơn nữa, một số loại ngũ cốc cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể nạp đủ chất trong quá trình hồi phục đường ruột.
Bạn nên ăn ngũ cốc khô vì sữa có thể làm bạn bị tiêu chảy nặng hơn, việc tiêu hóa đường lactose cũng gặp nhiều khó khăn. Trước khi ăn, bạn hãy kiểm tra nhãn dán hướng dẫn xem một khẩu phần ngũ cốc đó có tổng lượng đường vượt quá 10 gam và 5 gam đường bổ sung hay không.
Giống như gạo, bột yến mạch cũng là thực phẩm dễ ăn khi bị cúm dạ dày. Bột yến mạch là một nguồn chất xơ hòa tan có lợi, giúp kết dính và bổ sung khối lượng vào phân khi bạn bị tiêu chảy. Khi bị bệnh, bạn chỉ nên nấu yến mạch với nước, không nấu với sữa, không thêm nhiều đường.
Có rất nhiều loại trái cây chứa tới 80-90% nước, nghĩa là bạn nên ăn trái cây như một cách bổ sung nước cho cơ thể. Trái cây còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sửa chữa các mô.
Nhưng bạn cần lưu ý ăn trái cây ít đường (như bưởi, quả mâm xôi, táo) để không làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.
Trứng không chỉ chứa nhiều protein mà còn có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu (như selen – một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch). Ăn trứng luộc chín (không thêm dầu, bơ sữa, gia vị) sẽ giúp bạn bổ sung protein một cách an toàn trong lúc bị bệnh.
Nôn mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Các dấu hiệu mất nước bao gồm: Cảm giác khát dữ dội, khô miệng và cổ họng, nước tiểu sẫm màu, ít đi tiểu hơn, da khô, mệt mỏi, chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng lên, không đổ mồ hôi.
Nước đun sôi để nguội không hương vị, không đường, không caffeine là chất lỏng tốt nhất để uống khi bị cúm dạ dày.
Trong quá trình phục hồi, ăn súp nấu từ nước dùng vừa giúp bạn cấp nước vừa không bất ngờ làm nặng dạ dày. Nước dùng là nguồn cung cấp natri dồi dào – chất điện giải quan trọng thường bị mất đi do nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, nước hầm xương, gà và bò có thể chứa quá nhiều natri nên bạn hãy chọn thực phẩm ít natri hoặc pha loãng với nước.
Nước ép hoa quả rất tốt nhưng một số loại chứa quá nhiều đường, không tốt cho người đang bị tiêu chảy. Vì thế bạn nên giảm lượng đường bằng cách pha loãng nước trái cây với nước, như nước ép táo với nước theo tỷ lệ 1: 1.
Các loại trà thảo mộc có thể giúp bù nước hiệu quả khi bị cúm dạ dày. Bạn hãy tránh các loại trà có chứa caffein vì chúng sẽ làm bạn mất nước thêm. Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn nên uống trà với gừng hoặc bạc hà.
Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời để bù nước cho cơ thể, đồng thời điều trị các triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa dạng nhẹ. Bạn nên sử dụng nước dừa trong giai đoạn đầu của bệnh cúm dạ dày.
Trẻ sơ sinh có thể bị mất nước rất nhanh nên bạn cần liên tục cung cấp sữa mẹ cho chúng. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc về tình trạng của trẻ, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, bạn cần tránh các thực phẩm và thức uống sau nếu bị cúm dạ dày: Giấm táo, đồ ăn nhiều chất béo, đồ cay, trái cây họ cam quýt, cà phê, đồ uống chứa cồn.
Minh Minh (Theo Insider)
Xem thêm:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…