Các sản phẩm sữa thay thế đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở Mỹ. Sữa yến mạch và sữa hạnh nhân đang nổi lên như những sản phẩm đi đầu để thay thế sữa bò trong nhiều công thức chế biến thức ăn và đồ uống. 

sữa yến mạch
(Ảnh: 5PH/Shutterstock)

Vậy sữa yến mạch hay sữa hạnh nhân tốt cho sức khỏe của bạn hơn? Dưới đây là những điều bạn cần biết về lợi ích dinh dưỡng cùng nhược điểm của sữa yến mạch và sữa hạnh nhân.

Các sản phẩm sữa thay thế thường được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng để bù đắp cho sự thiếu hụt dinh dưỡng. Vì thế các chất dinh dưỡng như vitamin D, B12 và canxi có thể được thêm vào sữa yến mạch và sữa hạnh nhân. Các nhãn hiệu sữa khác nhau sẽ có hàm lượng dinh dưỡng và thành phần khác nhau. Nhưng đây là các con số chung để bạn tham khảo:

Sữa yến mạchSữa hạnh nhân
Calo12060
Carbohydrate16 g8g
Chất béo5 g2.5 g
Protein3 g1 g
Chất xơ3 g1 g
Đường7 g7 g
Natri100 mg150 mg
Vitamin D20%25%
Riboflavin45%
Vitamin B1250%
Canxi25%35 %
Vitamin A20%15%
Vitamin E50%

1. Sữa yến mạch

Sữa yến mạch được làm bằng cách ngâm rồi trộn yến mạch với nước, sau đó lọc bỏ bã, tạo thành một thức uống mịn, mùi vị tương tự như sữa. Hầu hết các loại sữa yến mạch đều có thành phần gồm yến mạch, nước, dầu, các chất dinh dưỡng tăng cường, chất bảo quản, chất tạo ngọt bổ sung.

Sữa yến mạch là lựa chọn đặc biệt tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose hoặc dị ứng với các loại hạt. Bởi nó không phải sản phẩm làm từ sữa (dairy), không có đậu nành và không có hạt.

Lợi ích sức khỏe của sữa yến mạch:

  • Vitamin D: Sữa yến mạch chứa 20% lượng vitamin D khuyến nghị hàng ngày. Vitamin D có tác dụng giúp xương phát triển chắc khỏe.
  • Canxi: Sữa yến mạch chứa 25% lượng canxi khuyến nghị hàng ngày. Canxi là khoáng chất quan trọng giúp duy trì xương và răng chắc khỏe.
  • Riboflavin: Còn được gọi là vitamin B2. Sữa yến mạch chứa 45% lượng riboflavin khuyến nghị hàng ngày. Riboflavin giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành nhiên liệu và cần thiết cho sức khỏe gan, tóc, da và mắt.
  • Chất xơ: Sữa yến mạch chứa 3 gam chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
sữa yến mạch
(Ảnh: Shutterstock)

Nhược điểm của sữa yến mạch:

Sữa yến mạch thường có lượng calo và hàm lượng chất béo cao hơn sữa hạnh nhân. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 25 đến 35 gam đường mỗi ngày (một ly yến mạch có chứa khoảng 7 gam). Những người bị dị ứng yến mạch không nên uống sữa yến mạch, người bị bệnh celiac (bệnh không dung nạp gluten) thì nên cẩn thận khi chọn nhãn hiệu sữa không chứa gluten.

2. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân được làm bằng cách nghiền hạnh nhân, ngâm trong nước rồi lọc. Các loại mua ở cửa hàng thường có đường và chất làm đặc như carrageenan, guar gum, có thể được tăng cường chất dinh dưỡng như vitamin E, vitamin D.

Sữa hạnh nhân tự nhiên không phải sản phẩm làm từ sữa (dairy), không chứa gluten và không chứa đậu nành nên rất phù hợp với người bị bệnh celiac, nhạy cảm với gluten hoặc không dung nạp lactose. 

Sữa hạnh nhân ít calo hơn sữa yến mạch nên rất tốt với người đang cần theo dõi cân nặng. Nếu bạn không phải theo dõi cân nặng thì thêm một số thành phần bổ dưỡng (như hạt chia hoặc hạt cây gai dầu) vào cũng không lo bị vượt phạm vi calo của cơ thể.

7+ lợi ích sức khỏe không ngờ của hạnh nhân
(Ảnh: Shutterstock)

Lợi ích sức khỏe của sữa hạnh nhân:

  • Canxi: Một cốc sữa hạnh nhân có 450 mg canxi – 35% lượng khuyến nghị hàng ngày.
  • Vitamin E: Một cốc sữa hạnh nhân có 7,5 mg vitamin E  50% lượng khuyến nghị hàng ngày. Vitamin E rất quan trọng đối với sức khỏe thị lực, sinh sản, máu, não, da.

Nhược điểm của sữa hạnh nhân:

Sữa hạnh nhân chỉ cung cấp 1g protein mỗi cốc. Bạn cần chú ý bổ sung protein từ các nguồn khác. Những người bị dị ứng hạnh nhân hoặc hạt cây nên tránh uống sữa hạnh nhân.

Cả sữa yến mạch và sữa hạnh nhân đều là những lựa chọn thay thế sữa bò lành mạnh. Và chúng ở mức gần như nhau về mặt sức khỏe.

Theo Insider
Đức Minh

Xem thêm: