Nếu mắc những bệnh này thì bạn nên hạn chế ăn ngô (bắp)

Ngô (bắp) là một loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích. Bạn có thể dùng ngô để làm món ăn chính hoặc làm món tráng miệng. Chúng rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn ăn quá nhiều hoặc ăn khi đang mắc bệnh thì sẽ phải đối mặt với những tác hại cho cơ thể.

Với một bắp ngô ngọt, mỗi khẩu phần sẽ chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Lượng calo: 90
  • Chất đạm: 3 gam (g)
  • Chất béo: 1 g
  • Carbohydrate: 19 g
  • Chất xơ: 1 g
  • Đường: 5 g
  • Vitamin C: 3,6 miligam (mg)
(Ảnh: Africa Studio/Shutterstock)

Lợi ích sức khỏe của ngô

Nếu bạn thay thực phẩm được chế biến từ bột mì trắng thành ngô và các sản phẩm từ ngô nguyên hạt thì sức khỏe đường ruột của bạn sẽ được nâng cao đáng kể. Như vậy bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, bệnh tim, tiểu đường loại 2.

Chất xơ trong ngô giúp bạn no lâu hơn giữa các bữa ăn. Nó cũng cung cấp vi khuẩn lành mạnh cho đường tiêu hóa, giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư ruột kết.

Vitamin C trong ngô là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại và ngăn ngừa bệnh tật (như ung thư và bệnh tim). Ngô vàng là một nguồn cung cấp carotenoid lutein và zeaxanthin dồi dào có lợi cho sức khỏe mắt, giúp ngăn ngừa tổn thương thủy tinh thể dẫn đến đục thủy tinh thể. Ngô cũng có một lượng nhỏ vitamin B, E và K, cùng với các khoáng chất như magiê và kali.

Bỏng ngô có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm túi thừa (một tình trạng tạo ra các túi trong thành ruột kết của bạn). Một nghiên cứu lớn đã cho thấy những người đàn ông ăn nhiều bỏng ngô hơn có nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa thấp hơn.

Màu sắc của thực phẩm nói lên giá trị dinh dưỡng của chúng. Sắc tố thực vật là nơi chứa các hóa chất tự nhiên gọi là dinh dưỡng thực vật, chúng mang các chất chống oxy hóa. Đó là lý do tại sao ngô trắng hoặc vàng có ít chất chống oxy hóa hơn ngô xanh hoặc tím.

(Ảnh: Africa Studio/Shutterstock)

Những rủi ro khi ăn ngô

Ngô là một loại thực phẩm giàu tinh bột, nghĩa là nó chứa đường và carbohydrate có khả năng làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Tất nhiên nếu bạn ăn với mức độ vừa phải thì ngô vẫn là một loại thực phẩm lành mạnh. Trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường, bạn không nhất thiết phải tránh ngô hoàn toàn, nhưng hãy để ý khẩu phần ăn của mình.

Trong ngô có các chất kháng dinh dưỡng, là những hợp chất khiến cơ thể bạn không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Ngâm ngô trong nước sẽ giúp loại bỏ nhiều hợp chất bất lợi đó.

Thường thì ngô sẽ bị ô nhiễm bởi các loại nấm thải ra độc tố tên là mycotoxin. Nếu ăn nhiều ngô có các chất độc này, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, các vấn đề về gan, phổi và làm chậm hệ thống miễn dịch.

Một số người mắc bệnh celiac – một chứng rối loạn gây ra phản ứng tự miễn dịch khi ăn gluten – cho rằng ngô là nguyên nhân gây bệnh cho họ. Ngô cũng có thể làm cho các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) trở nên nghiêm trọng hơn.

Hiện nay, các nhà khoa học có thể thay đổi DNA trong ngô để ngô tăng chất dinh dưỡng, đồng thời tăng khả năng chống chọi với bệnh dịch, côn trùng, hạn hán. Chính vì thế mà nhiều người lo các loại ngô biến đổi gen (GM) này sẽ không tốt cho sức khỏe con người. 

(Ảnh: Zen Chung / Pexels)

Những ai nên tránh ăn ngô?

– Người thiếu sắt, canxi nên tránh ăn ngô vì axit phytic và chất xơ trong ngô có thể kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa, gây cản trở cho việc hấp thụ khoáng chất của cơ thể.

– Những người có hệ miễn dịch kém cũng không nên ăn ngô. Ăn 50 gam chất xơ mỗi ngày trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể khó bổ sung protein và giảm tỷ lệ sử dụng chất béo, gây tổn hại tới xương, tim và máu. Các cơ quan này hoạt động kém sẽ làm hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu theo.

– Người bị bệnh tiểu đường chỉ được ăn lượng ngô theo chỉ định của bác sĩ vì chúng có nhiều tinh bột.

– Người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa nên tránh vì trong ngô có chất gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu, sẽ làm bệnh nặng thêm. 

– Người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hoặc viêm loét dạ dày nếu ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt (như ngô) thì sẽ dễ bị vỡ tĩnh mạch và chảy máu do loét.

– Những người hoạt động thể chất nhiều không nên phụ thuộc vào ngô vì đây là loại ngũ cốc thô có ít calo và cung cấp ít năng lượng.

Minh Minh (T/H)

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh
Tags: bắp ngô

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

18 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago