Ngâm chân được nhiều người coi là cách đơn giản và hiệu quả để giữ gìn sức khỏe. Đặc biệt là sau một ngày làm việc mệt mỏi, thả lòng người ngâm chân cũng thật dễ chịu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tận hưởng được lợi ích của thói quen này, nhất là đối với 3 nhóm người dưới đây.
Nếu có tiền sử đái tháo đường, có các tổn thương đồng thời ở mạch máu và dây thần kinh bàn chân, sẽ không nhạy cảm với nhiệt độ nước. Ngâm chân trong nước có nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể dẫn đến loét chân, nứt nẻ…
Nói cách khác, trên thực tế, bản thân việc ngâm chân có thể duy trì sức khỏe, nhưng đối với một số nhóm đặc biệt như bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch chi dưới, người có tiền sử bệnh tim hoặc người có thói quen ngâm chân sai cách, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vị trí của bàn chân tương đối xa tim nên mức độ máu đến nuôi dưỡng tương đối kém hơn so với các vị trí khác trên cơ thể. Việc ngâm chân đúng cách sẽ làm tăng nhiệt độ cục bộ của bàn chân, tăng tốc độ lưu thông máu. Điều này không chỉ có thể cải thiện tình trạng bàn chân lạnh, tê…, mà còn cải thiện cơ bản hiệu quả sản xuất nhiệt của cơ thể và giảm nguy cơ mắc cảm lạnh.
Vào mùa hè, không khí cũng sẽ trở nên nóng và ẩm, và với việc lượng nước tăng lên so với thường lệ, nhìn chung sẽ khiến cơ thể dư thừa độ ẩm. Quá nhiều độ ẩm trong cơ thể dễ dẫn đến mập béo, thiếu năng lượng, giảm khả năng miễn dịch…
Ngâm chân thích hợp thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể đẩy nhanh quá trình tích lũy dương khí, nâng cao hiệu quả tống hơi ẩm ra khỏi cơ thể, đồng thời có tác dụng tốt trong việc điều hòa trạng thái khí và huyết trong cơ thể.
Thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ. Sở dĩ như vậy là do sau khi ngâm chân, các lỗ chân lông ở bàn chân nở ra để tản nhiệt, nhiệt độ bề mặt da cũng giảm xuống, mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Điều này khiến cơ thể bạn khi ngủ sẽ rất thoải mái, chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện ở một mức độ nhất định.
Tất nhiên, những lợi ích của việc ngâm chân không chỉ có những điều này, mà còn có những tác dụng tốt như điều hòa tâm trạng, giảm các triệu chứng đau đầu, cảm lạnh,…. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ nước quá cao hoặc thời gian ngâm quá lâu lại thực sự bất lợi cho sức khỏe của bạn.
Không nên ngâm chân quá lâu, bởi vì thời gian ngâm quá lâu sẽ khiến máu tập trung ở chi dưới lâu ngày, lượng máu cung cấp cho phần thân trên dễ bị thiếu dẫn đến hồi hộp, chóng mặt. Đặc biệt là đối với người cao tuổi hoặc phụ nữ mãn kinh dễ bị thiếu máu, càng cần phải hạn chế nghiêm ngặt thời gian ngâm chân.
Nói chung, kiểm soát thời gian ngâm trong khoảng 20 phút là phù hợp.
Nhiều người có cơ địa lạnh hoặc người trung niên, cao tuổi thích ngâm chân với nhiệt độ nước cao, họ cảm thấy hiệu quả làm nóng cao, ngâm chân thú vị và thoải mái hơn.
Nhưng trên thực tế, nhiệt độ nước quá cao có thể gây ra nguy cơ da bị bong tróc vảy và mưng mủ. Tốc độ tập trung máu xuống chi dưới được đẩy nhanh, khi ngâm chân sẽ có cảm giác chóng mặt, tim đập mạnh hơn so với ngâm chân bằng nhiệt độ nước bình thường, dễ gặp nguy hiểm và tai nạn. Trong trường hợp bình thường, 42-43℃ được công nhận là “nhiệt độ nước tốt nhất để ngâm chân”, khi bạn đặt chân vào chậu nước sẽ có cảm giác ấm hoặc nóng nhẹ.
Miễn là kiểm soát tốt thời gian và nhiệt độ nước thì lợi ích sức khỏe do ngâm chân mang lại vẫn rất đáng được quan tâm, tuy nhiên đối với một số nhóm người đặc biệt, ngâm chân không phải là phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp với họ.
Người có tiền sử mắc bệnh tim nếu thường xuyên ngâm chân trong nước nóng, lượng máu dồn xuống phần thân dưới nhiều hơn, khiến cho lượng máu cần thiết cho tim có thể không được cung cấp đầy đủ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phục hồi của tim và có thể gia cường sự phát triển của bệnh. Vì vậy việc ngâm chân không được khuyến khích.
Đái tháo đường là một loại bệnh chuyển hóa với nhiều biến chứng, trong đó có tổn thương thần kinh và lưu thông máu kém là thường gặp nhất. Nếu bị tổn thương dây thần kinh ở chân và bàn chân làm giảm cảm giác, bệnh nhân có thể không cảm thấy nóng, lạnh hoặc đau ở đó. Vì vậy, khi ngâm chân rất dễ mất kiểm soát nhiệt độ, có nguy cơ bị bỏng nước.
Khi ngâm chân, do nhiệt độ cục bộ tăng lên, máu sẽ dồn xuống tập trung ở hai chi dưới. Nếu có triệu chứng huyết khối tĩnh mạch chi dưới, khi ngâm chân lại tập trung một lượng lớn máu ở vùng tổn thương, điều này không chỉ mang lại gánh nặng cho mạch máu mà thậm chí còn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Vì vậy ngâm chân cũng không được khuyến khích cho những bệnh nhân này.
Nói chung, ngâm chân vẫn là một thói quen tích cực cho sức khỏe, nhưng chúng ta cần chú ý đến nhiệt độ nước cũng như các vấn đề liên quan đến thời gian. Ngâm chân hợp lý và đúng cách mới có thể mang lại lợi ích cho cơ thể. Đối với một số nhóm người đặc biệt, việc xem xét thể trạng của bản thân có thể tránh những rủi ro có thể xảy ra khi ngâm chân.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…