Trước đây, các quan chức y tế cấp cao ở nhiều quốc gia đã kết luận rằng tiêm chủng và tiêm vắc-xin tăng cường là hướng phát triển trong tương lai của công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố hôm thứ Năm (28/10) cho thấy, biến thể Delta có thể dễ dàng lây lan từ những người đã được tiêm chủng sang các thành viên trong gia đình của họ.
Một nghiên cứu của Imperial College London cho thấy, trong nhóm những người đã được tiêm chủng, các biến thể của virus Delta vẫn có khả năng lây nhiễm rất cao.
Tiến sĩ Anika Singanayagam, người thiết kế chính của nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố: “Thông qua việc lấy mẫu lặp đi lặp lại và thường xuyên đối với những người tiếp xúc với các ca bệnh COVID-19, chúng tôi nhận thấy rằng những người đã được tiêm chủng vẫn có thể lây nhiễm và lây lan virus trong gia đình, gồm cả việc lây nhiễm cho các thành viên đã được tiêm phòng trong gia đình.”
Bà nói thêm rằng những phát hiện này đã cung cấp một số lời giải thích, về việc tại sao biến thể Delta “sẽ tiếp tục gây ra sự gia tăng số lượng ca nhiễm COVID-19 … ngay cả tại những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao.”
Theo các nhà nghiên cứu, một phân tích cho thấy tải lượng virus giảm nhanh nhất ở những người được tiêm chủng bị nhiễm biến thể Delta so với những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, họ cũng phát hiện rằng mức độ cao nhất của virus trong nhóm đã tiêm chủng tương tự như nhóm không tiêm chủng. Đây có lẽ chính là lý do vì sao biến thể virus Delta vẫn có thể lây lan, mặc dù đã triển khai công tác tiêm chủng.
Tiến sĩ Ajit Lalvani, một nhà nghiên cứu tham gia cùng dự án, tin rằng các biến thể Delta rất dễ lây lan giữa những người đã được tiêm phòng, nên mọi người cần phải tiêm phòng hoặc tiêm mũi tăng cường, nhằm giảm thiểu những ca bệnh COVID-19 nặng.
Ông Lalvani cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng trong vòng vài tháng sau khi tiêm liều vắc-xin thứ hai, khả năng lây nhiễm virus đã tăng lên … Vì vậy những người đã được cung cấp vắc-xin tăng cường nên được tiêm lại ngay lập tức.”
Trong số 621 người tham gia nghiên cứu khảo sát, có 163 người dương tính với COVID-19, trong đó có 71 người nhiễm biến thể Delta, 42 người nhiễm biến thể Alpha, 50 người nhiễm chủng virus ban đầu.
Trong số 71 người nhiễm biến thể Delta trên, có 23 người chưa được tiêm chủng, 10 người đã tiêm 1 liều và 38 người đã tiêm 2 liều vắc-xin (tiêm rồi vẫn bị nhiễm).
38 người bị nhiễm biến thể Delta đã tiêm 2 liều vắc-xin này đã lây cho 31 người trong số 126 người nhà tiếp xúc với họ, chiếm gần 25%.
Và 23 người chưa tiêm vắc-xin nhiễm biến thể Delta thì lây cho 15 người trong số 40 người nhà tiếp xúc với họ, chiếm gần 38%.
Trong báo cáo được công bố trên tạp chí Lancet, các nhà nghiên cứu tại Imperial đã không đề cập đến việc, những người chưa tiêm chủng tham gia khảo sát đã có “miễn dịch tự nhiên” chưa (tức đã từng bị nhiễm lần nào trước đó chưa).
Trong quá trình thúc đẩy việc tiêm chủng cho đông đảo người dân, một số nhà miễn dịch học và bác sĩ cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu về miễn dịch tự nhiên và nó cũng nên được đưa vào là một trong các nhân tố quyết định.
Ông Steve Templeton, một nhà miễn dịch học tại Trường Y của Đại học Indiana, viết: “Chìa khóa để chấm dứt đại dịch luôn là hệ thống miễn dịch.”
Ông nói trong một bài báo hôm ngày 22/10 rằng: “Nhiều người như vậy đã khỏi bệnh. Hơn nữa khả năng miễn dịch khá mạnh, bền và có tính bảo vệ của những người này đã được xác nhận rõ ràng. Điều này nên được coi là một chuyện tốt.”
Ông cũng nói thêm: “Nhưng dường như có đang một nỗ lực nhằm xóa bỏ thuật ngữ ‘miễn dịch tự nhiên’, và truyền bá một cách nói rằng những người đã tiêm chủng, phải sợ hãi trước những người chưa tiêm. Họ không muốn đối đãi với công chúng như những người trưởng thành, không cho rằng mọi người có thể xử lý thông tin một cách tinh tế và đưa ra quyết định về sức khỏe của bản thân mình.”
Tiến sĩ Robert Malone (người phát minh vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA), cũng cho rằng khả năng miễn dịch được tạo ra sau khi khỏi COVID-19 (miễn dịch tự nhiên) là tốt hơn so với miễn dịch do vắc-xin mang lại. Ông đã trích dẫn một nghiên cứu từ Israel làm cơ sở cho nhận định này.
Theo đó, các nhà nghiên cứu Israel phát hiện ra rằng những người dân ở nước này đã tiêm vắc-xin COVID-19 của hãng Pfizer có nguy cơ mắc biến thể Delta cao gấp 13 lần và nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng cao hơn 27 lần so với những người đã khỏi COVID-19.
Theo Tiến sĩ Malone, nghiên cứu của Israel “dường như chỉ ra rằng đối với trường hợp khỏi bệnh tự nhiên, mức độ và sự bền vững của phản ứng miễn dịch là vượt trội hơn [so với người tiêm vắc-xin].”
Mặc dù các cơ quan y tế liên bang Hoa Kỳ đã thừa nhận sự tồn tại của khả năng miễn dịch tự nhiên, nhưng vẫn tiếp tục tuyên bố rằng khả năng bảo vệ của vắc-xin là tốt hơn. Giới chức trách Mỹ vẫn tiếp tục kêu gọi người dân đi tiêm vắc-xin, ngay cả khi họ đã nhiễm bệnh trước đó.
Bình Minh (t/h)
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…