Ô nhiễm không khí tại TP.HCM ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ. (Ảnh: Quốc Chiến/nld.com.vn)
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí ở mức cao trong những giai đoạn then chốt của sự phát triển não bộ có thể gây ra những tác động sâu rộng đến sức khỏe tâm thần.
Não bộ phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc – từ đầu ống thần kinh chỉ dài 3 milimét đến hơn 100 tỷ nơron với trọng lượng khoảng 1,3 kilogam.
Giai đoạn thai kỳ và thời thơ ấu là thời điểm não bộ có những bước tiến vượt bậc, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển sau này. Dù đây là thời kỳ đầy tiềm năng về trí tuệ, nhưng cũng là giai đoạn rất dễ bị tổn thương.
Một nghiên cứu theo dõi dài hạn tại New Zealand cho thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ khi còn trong bụng mẹ cho đến thời thơ ấu có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với nhận thức, hành vi và cảm xúc.
Trước những ảnh hưởng sức khỏe như vậy, việc biết cách giảm thiểu rủi ro thông qua chế độ ăn uống và các phương pháp khác là điều rất hữu ích.
Một nghiên cứu được công bố trên Tập san Environmental Research đã xác định ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe. Mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc phơi nhiễm ô nhiễm không khí có liên quan đến các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần ở người trưởng thành, nhưng hiểu biết về tác động của việc phơi nhiễm từ sớm đối với trẻ em vẫn còn hạn chế.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của ô nhiễm trong nhóm tuổi này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 1.265 trẻ em tại New Zealand, được thu thập từ khi các em còn trong bụng mẹ cho đến năm 10 tuổi. Thông qua địa chỉ cư trú, họ ước tính mức độ ô nhiễm không khí mà mỗi trẻ tiếp xúc để đánh giá mức độ phơi nhiễm, sau đó so sánh với các kết quả liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Kết quả cho thấy một số mối liên hệ đáng chú ý:
Trong quá trình đưa ra giả thuyết về các yếu tố có thể nằm sau mối liên hệ này, các tác giả nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong những giai đoạn nhạy cảm của thời kỳ trước sinh và đầu đời có thể làm gián đoạn các quá trình phát triển thần kinh. Một số khác được đưa ra bao gồm giả thuyết tích lũy, tức là sự phơi nhiễm ở mức cao kéo dài, và giả thuyết giai đoạn then chốt, tức là phơi nhiễm xảy ra trong những khoảng thời gian đặc biệt quan trọng.
Các tác giả cũng cho biết rằng những thay đổi về cấu trúc và chức năng của não bộ có thể góp phần vào các kết quả đã quan sát được. Một tổng quan hệ thống được công bố đồng thời trên Tập san Environmental Science đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết này. Sau khi xem xét 26 bài nghiên cứu, kết quả cho thấy các độc tố thần kinh từ ô nhiễm trong thời kỳ trước sinh có thể liên quan đến hiện tượng giảm lưu lượng máu đến não ở nhiều vùng khác nhau trong suốt thời thơ ấu và tuổi thiếu niên. Vì máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các mô, việc lưu lượng máu giảm có thể dẫn đến chức năng não kém tối ưu. Các độc tố từ ô nhiễm cũng có thể làm giảm thể tích của một số cấu trúc não nhất định.
Một loạt các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa do ô nhiễm không khí gây ra, theo bà Aderet Dana Hoch, chuyên gia dinh dưỡng được cấp phép tại Dining with Nature.
Căng thẳng oxy hóa xảy ra khi cơ thể có quá nhiều gốc tự do mà không đủ chất chống oxy hóa để trung hòa chúng. Gốc tự do là những phân tử có chứa oxy nhưng thiếu electron, khiến chúng dễ phản ứng với các phân tử khác và gây hại cho tế bào.
Chất chống oxy hóa có thể cho electron để trung hòa các gốc tự do, làm chúng ổn định hơn và ít gây hại hơn.
Để phòng chống tác hại từ ô nhiễm không khí, bà Hoch khuyên nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa quan trọng như: vitamin C, E, kẽm, selen, beta-carotene và flavonoid. Ví dụ:
Chế độ ăn Địa Trung Hải là một kiểu ăn uống giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng viêm, có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tối ưu và giảm căng thẳng oxy hóa liên quan đến ô nhiễm không khí, theo bà Shelley Balls – chuyên gia dinh dưỡng được cấp phép tại Flawless Bloom.
Bà cho biết, chế độ ăn này bao gồm một lượng dồi dào nguồn đạm lành mạnh từ cá, đậu, và các loại hạt; cùng với ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ và chất béo lành mạnh như dầu ô liu. “Thực lòng mà nói, tôi khuyến nghị chế độ ăn này cho tất cả mọi người – không chỉ phụ nữ mang thai – để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính”, bà chia sẻ với The Epoch Times.
Một nghiên cứu năm 2019 được đăng trên tạp chí Circulation đã cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải có khả năng làm giảm hậu quả tiêu cực từ việc phơi nhiễm ô nhiễm không khí. Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm là làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, nên các tác giả đã kiểm tra xem liệu chế độ ăn này có thể giảm nguy cơ đó hay không. Họ nhận thấy rằng chế độ ăn Địa Trung Hải có thể mang lại tác dụng bảo vệ đáng kể chống lại nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Toxicology and Environmental Health mô tả cách mà việc thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm trầm trọng thêm tác động của ô nhiễm không khí theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, thiếu hụt vitamin A, sắt hoặc i-ốt có thể làm tăng độ nhạy cảm với các hợp chất độc hại, trong khi thiếu vitamin C có thể làm tăng căng thẳng oxy hóa.
Chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp duy trì mức dinh dưỡng ổn định. Theo một bài tổng quan đăng trên Nutrients, những người theo chế độ ăn Địa Trung Hải ít có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng.
Theo bà Hoch: “Khi cân nhắc cách giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí, điều quan trọng là tập trung vào các loại thực phẩm có khả năng giải độc tự nhiên. Đặc biệt là những thực phẩm hỗ trợ hoạt động của enzyme chống oxy hóa glutathione, vốn đóng vai trò trong chức năng giải độc của gan”.
Bà cho biết các thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm tỏi và hành. Ngoài ra còn có các loại rau thuộc họ cải, chứa hợp chất giàu lưu huỳnh gọi là sulforaphane – bao gồm: bông cải xanh, súp lơ trắng, cải Brussels, bắp cải, cải xoăn và cải collard.
Một thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc, công bố trên Tập san Cancer Prevention Research, đã kiểm tra tác động của việc uống nước ép mầm bông cải xanh hằng ngày ở người sống trong môi trường có mức ô nhiễm không khí cao. Sau 12 tuần, các tác giả phát hiện thức uống giàu sulforaphane này giúp cơ thể bài tiết nhiều hơn các chất ô nhiễm như benzene và acrolein. Nó cũng kích hoạt NRF2 (Nuclear Factor Erythroid 2-Related Factor) – một yếu tố điều hòa biểu hiện gen liên quan đến quá trình giải độc các chất độc hại và chất gây ung thư – ở đường hô hấp trên của người tham gia.
“Nguyên tắc đơn giản là tăng cường tiêu thụ rau củ tươi và các thực phẩm giàu chất xơ”, bà Hoch nói.
Ô nhiễm không khí có liên quan đến tình trạng viêm ảnh hưởng đến phổi, tim, ruột, hệ miễn dịch và hệ thần kinh, theo bác sĩ Inderpal Randhawa – chuyên gia nội khoa và hô hấp nhi khoa được cấp chứng nhận hành nghề – chia sẻ qua email với The Epoch Times. Ông khuyên nên kiểm tra chất lượng không khí ngoài trời và hạn chế thời gian ra ngoài khi mức độ ô nhiễm cao – đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời.
Ông cũng khuyến nghị nên đeo khẩu trang trong điều kiện ô nhiễm cao và lưu ý rằng phụ nữ mang thai có thể hưởng lợi nhiều hơn nếu sử dụng khẩu trang chất lượng cao như khẩu trang N95.
Khẩu trang N95 là loại khẩu trang lọc không dầu, có thể lọc đến 95% đối với các chất ô nhiễm trong không khí. Loại khẩu trang này được Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) giám sát và cấp chứng nhận.
Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cảnh báo rằng ô nhiễm không khí bên ngoài có thể lọt vào nhà qua cửa sổ mở và hệ thống điều hòa không khí không được lọc đúng cách. Ngoài ra, không khí trong nhà cũng chứa nhiều chất ô nhiễm như khói thuốc lá thụ động, hóa chất gia dụng, chất tạo mùi và nitơ dioxide từ bếp ga. Cách tốt nhất để giải quyết ô nhiễm trong nhà là loại bỏ nguồn phát sinh hóa chất, thông gió bằng cách mở cửa sổ 15 phút mỗi ngày và sử dụng thiết bị lọc không khí trong nhà.
Mặc dù phần lớn các chiến lược y tế công cộng tập trung vào các chất độc ngoài trời, nhưng ô nhiễm trong nhà cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng không kém. Các chất ô nhiễm trong nhà có thể xuất phát từ nhiều loại hóa chất trong các vật dụng gia đình như nội thất, đồ nấu chống dính, và gạch lát vinyl. Thực hiện các phương pháp giảm tiếp xúc với hóa chất trong nhà có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe não bộ.
Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng hệ thống lọc không khí HEPA (high-efficiency particulate air) đúng tiêu chuẩn trong gia đình, đồng thời lưu ý rằng hệ thống này có thể giúp giảm đáng kể ô nhiễm từ bên ngoài, các chất gây dị ứng trong nhà và bụi.
Bác sĩ Randhawa cho biết: “Hiệu quả của bộ lọc HEPA phụ thuộc vào chất lượng thiết bị và tần suất bạn vệ sinh cũng như thay thế bộ lọc. Nhìn chung, hầu hết các bộ lọc HEPA đều có chất lượng tốt và hiệu quả”.
Theo Mary West, The Epoch Times
Để đạt được tự do tài chính và tránh bẫy của tầng lớp trung lưu…
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, người dẫn dắt cuộc đàm phán, dường như…
Trong ba tuần qua, Việt Nam ghi nhận trung bình 20 ca mắc COVID-19 mỗi…
Ông Nguyễn Thanh Phong thừa nhận đã 5 lần nhận phong bì, tổng số tiền…
Điều quyết định chúng ta bị nghịch cảnh đánh gục hay trưởng thành từ đó…
Trung Quốc và Colombia hôm thứ Tư (14/5) tại Bắc Kinh đã ký một kế…