Ảnh minh họa: Shutterstock
Một nghiên cứu thú vị mới đây phát hiện ráy tai có thể chứa đựng những manh mối quan trọng để phát hiện sớm bệnh Parkinson (PD). Các nhà khoa học đã tìm thấy sự khác biệt rõ rệt về bốn hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) trong dịch tiết ống tai giữa những người mắc PD và người khỏe mạnh.
Khởi đầu từ việc nghiên cứu VOCs trên da, nhóm nghiên cứu của Hao Dong (đến từ phòng thí nghiệm Chiết Giang, Trung Quốc) nhận thấy rằng ráy tai không chỉ dễ thu thập hơn mà còn giữ được sự ổn định hóa học tốt hơn. Bã nhờn trong ráy tai được bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường, giúp duy trì tính toàn vẹn của các hợp chất tốt hơn so với bã nhờn trên bề mặt da, vốn dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường.
Các hợp chất VOCs cụ thể được xác định là ethylbenzene, 4-ethyltoluene, pentanal và 2-pentadecyl-1,3-dioxolane.
Nghiên cứu đã phân tích các mẫu ráy tai từ 209 người tham gia (108 người mắc PD và số còn lại là nhóm đối chứng). Kết quả cho thấy một “dấu vân tay” VOCs độc đáo: người mắc PD có 196 VOCs khác biệt, trong khi nhóm không mắc bệnh có 168 VOCs trong ráy tai. Điều thú vị là không có hai cá nhân nào có hồ sơ VOCs hoàn toàn giống nhau.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những cải tiến tiếp theo của mô hình này có thể dẫn đến việc phát triển một giải pháp chẩn đoán PD mới, thậm chí là một thiết bị có thể sử dụng ngay tại giường bệnh. Theo Dong, nghiên cứu này đã củng cố thêm bằng chứng về tiềm năng của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do da tiết ra như là các dấu ấn sinh học cho bệnh Parkinson.
Tiến sĩ Ethan G. Brown, một chuyên gia thần kinh học không tham gia nghiên cứu, nhận định đây là một khám phá “gây chú ý”. Ông đánh giá cao lợi thế của một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, trái ngược với các phương pháp hiện hành thường phức tạp hơn. “Việc lấy mẫu từ ống tai sẽ đơn giản hơn rất nhiều cho việc sàng lọc trong phòng khám”, Tiến sĩ Brown nhận xét.
Mặc dù nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc về sinh học của PD, Tiến sĩ Brown cũng đặt ra câu hỏi về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả, như môi trường, chế độ ăn uống hay thuốc men. Ông cũng lưu ý rằng quy mô nghiên cứu còn nhỏ và cần được kiểm chứng trên các nhóm đối tượng lớn hơn, đa dạng hơn.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Brown vẫn giữ thái độ lạc quan: “Vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu, nhưng tôi tin rằng phương pháp này có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về sinh học của [PD]”. Ông nhấn mạnh rằng dù còn sớm, nhưng hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần mang lại một phương pháp chẩn đoán Parkinson khách quan hơn, điều cực kỳ cần thiết cho việc phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả trong tương lai.
Ngoài nghiên cứu về ráy tai, các nhà khoa học đang phát triển nhiều phương pháp chẩn đoán Parkinson không xâm lấn khác, mang lại hy vọng lớn cho việc phát hiện bệnh sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh:
Thanh Long t/h
Một nghiên cứu do AMG National thực hiện vào năm 2023 chỉ ra rằng, 90%…
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm mới, các ngân hàng thương…
EU có thể trở thành “một tỉnh của Trung Quốc” do quá phụ thuộc vào…
Tổng thư ký NATO Mark Rutte nói rằng ông “hoàn toàn hiểu” việc Hoa Kỳ…
Tổng thống Iran Pezeshkian đã ban hành một đạo luật chấm dứt sự hợp tác…
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hiện đang ảnh hưởng tới khoảng 1/5 phụ…