Theo bài tổng quan đăng trên Tập san Current Sports Medicine Reports (Báo cáo Y học Thể thao Hiện hành), những người thường xuyên tập thể dục đạt mức khuyến nghị có thể giảm 43% nguy cơ nhập viện vì COVID-19, giảm 38% nguy cơ cần điều trị tại khoa hồi sức tích cực (ICU), và giảm 83% nguy cơ tử vong.
Gần đây, số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng gia tăng tại một số quốc gia châu Á. Theo Bộ Y tế Thái Lan, từ ngày 1/1 đến 10/5/2025, nước này ghi nhận 53.676 ca mắc COVID-19 và 16 ca tử vong. Tại Việt Nam, số ca nhiễm tăng nhẹ trong ba tuần gần đây với trung bình khoảng 20 ca/tuần, tuy nhiên không ghi nhận ca nặng.
(Ảnh: Shutterstock)
Dù COVID-19 đã được hạ mức cảnh báo và được quản lý như một bệnh truyền nhiễm thông thường, các nhóm dễ tổn thương – đặc biệt là người cao tuổi hoặc có bệnh nền – vẫn có nguy cơ trở nặng, ngay cả khi đã tiêm vắc-xin.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng tập thể dục nên được xem xét như một chiến lược quan trọng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị COVID-19 cũng như các triệu chứng hậu COVID.
Theo bài tổng quan đăng trên Tập san Current Sports Medicine Reports (Báo cáo Y học Thể thao Hiện hành), những người thường xuyên tập thể dục đạt mức khuyến nghị có thể giảm nguy cơ nhập viện vì COVID-19 đến 42%, giảm 38% nguy cơ cần điều trị tại khoa hồi sức tích cực (ICU), và giảm 83% nguy cơ tử vong.
Nghiên cứu chỉ ra tập thể dục 150 phút mỗi tuần với cường độ trung bình, hoặc 75 phút mỗi tuần với cường độ cao là có hiệu quả tốt nhất, với khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 giảm 11–22%.
Các bài tập cường độ trung bình bao gồm: Đi bộ nhanh (5–6 km/giờ), đạp xe nhẹ nhàng (dưới 16 km/giờ) trên mặt đường bằng, làm vườn, quét sân, lau nhà, tập thể dục nhịp điệu cơ bản (aerobic low-impact), bơi lội nhẹ nhàng, chơi cầu lông hoặc tennis đôi, leo cầu thang chậm, khiêu vũ nhẹ nhàng, yoga năng động.
Các bài tập cường độ cao bao gồm:
Exerkines – các phân tử tín hiệu được tiết ra trong quá trình tập thể dục – giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, chuyển hóa, miễn dịch và thần kinh. Đây chính là cơ chế giảm thiểu tác hại của COVID-19 lên toàn cơ thể.
COVID-19 làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối, cao huyết áp, viêm động mạch vành và tổn thương mạch máu. Tập thể dục có tác dụng chống viêm, hỗ trợ phục hồi mô tim, giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.
Virus SARS-CoV-2 xâm nhập qua đường hô hấp, do vậy cơ thể cần hệ hô hấp mạnh mẽ để chống COVID-19. Tập thể dục aerobic ngay lập tức tăng cường miễn dịch nhờ tăng số lượng tế bào T, đại thực bào, IgA và điều hòa phản ứng viêm. Tập luyện cũng giúp phổi chống lại stress oxy hóa nhờ các myokines – protein bảo vệ do cơ tiết ra.
COVID-19 có thể gây đau đầu, mất khứu giác, đột quỵ, viêm não. Hội chứng COVID kéo dài (hậu COVID) có thể gây mệt mỏi, mất trí nhớ, lo âu, trầm cảm. Tập thể dục kích thích sự phát triển tế bào não, cải thiện tâm trạng và kiểm soát đường huyết, giảm ảnh hưởng lên hệ thần kinh và nội tiết.
Tế bào T đóng vai trò then chốt trong miễn dịch chống COVID-19. Tuy nhiên, theo tuổi tác, tuyến ức – nơi sản sinh T-cells – teo dần, khiến người lớn tuổi dễ bị bệnh nặng hơn. Tập thể dục giúp kích hoạt tuyến ức, tăng sinh tế bào T, huy động chúng vào máu và ngăn chặn phản ứng viêm quá mức (bão cytokine).
COVID-19 có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như tim, phổi, gan, thận, v.v. Tập thể dục giúp giải phóng tế bào gốc, tái tạo mô, kích thích tủy xương sinh tế bào miễn dịch và tái tạo mạch máu. Ngoài ra, quá trình tự thực bào – làm sạch các tế bào và ty thể bị hỏng – sẽ được kích hoạt sau mỗi buổi tập, giúp phục hồi toàn diện chức năng tế bào.
Theo ông Stuart Hoover, chuyên gia liệu pháp tự nhiên: “Tôi chưa từng biết bác sĩ nào nói rằng tập thể dục sẽ gây hại. Những người có vấn đề tuyến thượng thận hoặc dễ gặp biến cố tim mạch nên tiếp cận thận trọng, nhưng ai cũng cần có điểm khởi đầu”.
Nghiên cứu tiếp tục cho thấy cơ chế tác động của exerkine lên tất cả các hệ cơ quan. Những phát hiện như vậy củng cố khẳng định rằng hoạt động thể chất có thể giúp giảm nhiễm COVID-19 và giải quyết các triệu chứng “không thể chữa khỏi” của COVID kéo dài.
Dẫu vậy, phó giáo sư Andrew Noymer tại Đại học California–Irvine nhấn mạnh:
“Tập thể dục không thể ngăn ngừa hoàn toàn việc nhiễm COVID-19. Tuổi tác vẫn là yếu tố rủi ro lớn nhất. Nhưng hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể bạn chống đỡ tốt hơn nếu nhiễm bệnh”.
Ths.BS Đỗ Trường Giang
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố về tội "Lừa dối khách hàng".
Gần đây, tin đồn "trứng gà giả" được lan truyền tràn lan trên mạng xã…
Ngày càng có nhiều thanh thiếu niên bị lo lắng và trầm cảm, phải dùng…
Tất cả các Mô hình Ngôn ngữ Lớn (Large Language Models – LLMs) hiện hành…
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Hungary Levente Magyar hôm thứ Năm (15/5)…
Bồ Đào Nha dự định sẽ yêu cầu Ủy ban châu Âu gây sức ép…