Uống nhiều nước là bổ thận hay hại thận? 4 kiểu uống nước nên tránh

Uống không đủ nước không chỉ dễ mắc các bệnh về đường tiết niệu mà còn có thể gây hại cho thận, lượng nước tiểu giảm xuống sẽ làm tăng độc tố trong nước tiểu. Tuy nhiên, uống nhiều nước cũng chưa hẳn sẽ tốt cho thận.

(Ảnh: silviarita/Pixabay)

Thận có nhiệm vụ điều hòa nước, điện giải các chất trong cơ thể, cân bằng các hoạt động sinh lý và chuyển hóa chất thải được bài tiết qua nước tiểu. Tất cả các chức năng này đều cần đủ nước để có thể hoạt động trơn tru.

Cách tốt nhất để duy trì sức khỏe chính là bổ sung nước kịp thời để duy trì quá trình trao đổi chất tốt và tăng tốc độ lưu thông máu. Nước uống khoảng 2000ml có thể đáp ứng đủ nhu cầu và có tác dụng bảo vệ một số cơ quan quan trọng. Nhưng nhiều người uống nước không đúng cách nên đã xuất hiện những tác động tiêu cực. Vậy có một vấn đề được đặt ra là uống nhiều nước có bảo vệ thận hay gây hại cho thận?

Uống nhiều nước có giúp ích cho thận hay không phụ thuộc vào lượng nước mà bạn uống. Một số người chỉ cần uống nhiều nước hơn mức bình thường thì cơ thể đã tiếp nhận và chuyển hóa nó bình thường, không mang đến tổn thương, và giảm tỷ lệ hình thành sỏi thận. 

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên uống quá nhiều nước và lượng nước nạp vào cơ thể hàng ngày quá nhiều so với tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ gây ngộ độc nước tế bào, tăng áp lực trao đổi chất ở thận, gây hại cho thận.

4 kiểu uống nước gây hại cho thận

1. Uống nhiều nước hầm xương

Uống nhiều canh đặc để lấy nước có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận do axit uric trong canh gây hại cho thận. (Ảnh: Shutterstock)

Không nên uống nước canh thường xuyên để bổ sung nước. Nhiều người cảm thấy nấu thêm canh để cung cấp chất dinh dưỡng, ngoài bồi bổ cơ thể còn có thể tích được nhiều nước.

Thực tế, hầu hết các loại súp xương đều không tốt cho sức khỏe, chất đạm, vitamin và các chất dinh dưỡng khác trong canh khó hòa tan, hơn nữa còn chứa nhiều purin, cholesterol và chất béo. Uống nhiều canh sẽ khiến bạn béo lên, máu đặc, dễ làm chỉ số axit uric cao, sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của bệnh gút. Một số người uống nhiều canh đặc để lấy nước, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận do axit uric gây hại cho thận.

2. Uống quá nhiều nước trong một lần

Mỗi ngày không nhất thiết phải uống hết 2000ml nước trong một vài lần, dẫn đến lượng nước uống mỗi lần là quá nhiều. Nên tách lượng nước ra và uống một lượng nhỏ mỗi lần để cơ thể tiếp nhận, sử dụng bình thường, tuần hoàn và chuyển hóa liên tục. Một số người uống quá nhiều nước trong một hơi, điều này sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho thận.

3. Lệ thuộc vào đồ uống công thức

Hầu hết các loại đồ uống đều có chứa chất phụ gia, không chỉ không lấy đủ lượng nước mà còn hấp thụ vào cơ thể các hương vị và các chất phụ gia độc hại. (Ảnh: Pixabay)

Không nên thay nước bằng đồ uống công thức, đồ uống có ga và nước hoa quả.

Hầu hết các loại đồ uống đều có chứa chất phụ gia, không chỉ không lấy đủ lượng nước mà còn hấp thụ vào cơ thể các hương vị và các chất phụ gia độc hại. Nhiều người có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận cao và nồng độ axit uric không ổn định, tất cả là do họ quá phụ thuộc vào đồ uống công nghiệp. Nếu bạn muốn khỏe mạnh và đủ nước, bạn nên chọn nước ấm và uống ít đồ uống có hại này.

4. Chỉ uống nước khi khát

Nhiều người thường cảm thấy “khát” mới uống nước, thực tế khi này cơ thể đã ở trạng thái mất nước 1-2%, mất nước trầm trọng sẽ làm giảm lượng máu đến thận, từ đó làm tăng nguy cơ suy thận. 

Không nên uống nước khi khát. Khát nước là dấu hiệu thiếu nước rõ ràng, có người cho rằng khát nước là dấu hiệu cần uống nước, thật ra lúc này uống nước đã là quá muộn, tốc độ trao đổi chất diễn ra chậm nên sẽ không ngừng tích tụ một số chất kết tinh và thận sẽ xuất hiện nguy cơ tạo sỏi.

Liên Tâm

Published by
Liên Tâm

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

28 phút ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

52 phút ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

2 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

5 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

6 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

6 giờ ago