WHO lo ngại sâu sắc về việc các triệu chứng kéo dài hậu COVID-19

Trong bối cảnh gần 200 triệu người được chính thức công bố đã nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới, hôm 4/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rằng họ vô cùng quan ngại về những triệu chứng kéo dài hậu COVID mà rất nhiều người đang mắc phải.

Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi những người đang vật lộn với hậu quả của virus – mặc dù đã hồi phục sau giai đoạn cấp tính – hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Việc nhiễm COVID-19 kéo dài từ lâu vẫn là một trong những khía cạnh bí ẩn nhất của đại dịch.

Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của cơ quan y tế LHQ, nói trong một cuộc họp báo: “Hội chứng sau COVID, hay COVID kéo dài, là điều mà WHO vô cùng lo ngại.”

Bà nói nhiều người bị nhiễm SARS-CoV-2 “đang phải chịu những ảnh hưởng lâu dài”.

Bà cho hay WHO đang nỗ lực để có các chương trình phục hồi chức năng tốt hơn cho những người bị COVID-19 kéo dài cộng với nghiên cứu rộng hơn để hiểu rõ hơn về hội chứng là gì và cách điều trị hội chứng này.

WHO đã tổ chức một loạt hội thảo trong năm nay nhằm mở rộng hiểu biết về các biến chứng sau COVID-19, bao gồm việc lắng nghe ý kiến ​​từ các nhà khoa học và bác sĩ và từ chính những người mắc bệnh.

Hiện tại, giới y khoa còn biết rất ít về lý do tại sao một số người sau khi trải qua giai đoạn cấp tính, lại phải vật lộn để hồi phục và gặp phải các triệu chứng dai dẳng bao gồm khó thở, cực kỳ mệt mỏi, cũng như rối loạn tim và thần kinh.

Janet Diaz, trưởng nhóm chăm sóc lâm sàng trong chương trình khẩn cấp của WHO, cho biết đã có hơn 200 triệu chứng được báo cáo.

Chúng bao gồm đau ngực, ngứa ran và phát ban, cô nói tại buổi truyền thông xã hội phát trực tiếp của WHO hôm thứ Ba.

Diaz cho biết một số người có các biến chứng sau COVID-19 kéo dài trong 3 tháng, và có những người khác lên đến 6 tháng. Ngoài ra, cũng có một tỷ lệ nhỏ kéo dài lên đến 9 tháng hoặc hơn. 

Chuyên gia Mỹ cho biết họ vẫn chưa hiểu đầy đủ điều gì gây ra các triệu chứng sau virus. Hiện đang có giả thuyết khác nhau, bao gồm các vấn đề về thần kinh, phản ứng miễn dịch hay virus vẫn tồn tại trong một số cơ quan.

Lê Vy

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Cháy chùa Phổ Quang: 27 pho tượng Phật bị thiêu rụi; thiệt hại 25 tỷ đồng

Chùa Phổ Quang có lịch sử hơn 800 năm bị thiêu rụi vào sáng ngày…

2 giờ ago

Tình báo Mỹ: Nga, Iran, Trung Quốc có thể kích động bạo lực sau bầu cử

Nga, Trung Quốc và Iran có ý định thổi bùng các câu chuyện gây bất…

5 giờ ago

Ông Tập nói với ông Putin: Thế giới hỗn loạn nhưng tình hữu nghị Trung-Nga sẽ trường tồn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng…

5 giờ ago

Quan chức Nga chỉ ra chỗ khác biệt giữa BRICS và EU

Không đòi hỏi luật lệ và ràng buộc phức tạp, BRICS sẽ hấp dẫn về…

6 giờ ago

Nhiều địa phương thông báo thiếu phôi giấy phép lái xe

Nhiều địa phương đang rơi vào tình trạng hết phôi ấn chỉ, hết nguyên liệu…

6 giờ ago

Gây án oan, Trưởng phòng Viện KSND tỉnh và Viện trưởng Viện KSND huyện bị kỷ luật

Một trưởng phòng thuộc Viện KSND tỉnh Đắk Nông và một viện trưởng Viện KSND…

6 giờ ago