Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Trung Quốc tuần này, trong nỗ lực tăng cường mối quan hệ đối tác “không giới hạn” khi cả hai nước là đối đầu chiến lược lớn nhất của Hoa Kỳ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh thời gian từ ngày 17 đến 18/10, theo Reuters báo cáo.
Trung Quốc và Nga tuyên bố quan hệ đối tác “không giới hạn” vào tháng 2/2022 khi ông Putin đến thăm Bắc Kinh chỉ vài ngày trước khi tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Phương Tây đổ lỗi cuộc chiến tranh trên bộ đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Đại Thế chiến II cho dã tâm bá quyền nước lớn của ông Putin, trong khi đó ông Putin đổ lỗi cho sự mở rộng của NATO và chủ nghĩa thực dân mới của phương Tây đang đe dọa an ninh của nước ông.
Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất và Nga là mối đe dọa quốc gia lớn nhất, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lập luận rằng thế kỷ này sẽ được xác định bởi một cuộc cạnh tranh hiện sinh giữa các nền dân chủ và chuyên chế.
Nga coi việc Mỹ sử dụng chiêu bài dân chủ để khởi phát các cuộc xung đột trên thế giới là coi thường quyền lợi của các quốc gia khác. Nga chỉ trích các giá trị méo mó của phương Tây, như các phong trào phản truyền thống như đồng tính, chuyển giới, v.v. là hủy hoại đạo đức truyền thống, phản lại những gì mà nhân dân Nga trân trọng và bảo vệ.
“Trong thập kỷ qua, Tập Cận Bình đã xây dựng với nước Nga của Vladimir Putin một liên minh không được tuyên bố nhưng có hiệu quả nhất trên thế giới,” theo Graham Allison, giáo sư tại Đại học Harvard và là cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng dưới thời Bill Clinton, nói với Reuters. “Mỹ sẽ phải đối mặt với một thực tế bất tiện là một đối thủ mang tính hệ thống đang trỗi dậy nhanh chóng, và một siêu cường một chiều theo chủ nghĩa phục thù với kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới đang liên kết chặt chẽ để chống lại Hoa Kỳ.”
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi ông Tập Cận Bình là “tên độc tài” và gọi ông Putin là “kẻ sát nhân”, và cho rằng đó là thể loại lãnh đạo không nên tiếp tục nắm quyền. Bắc Kinh và Moscow đã mắng ông Biden vì những nhận xét đó.
Ông Biden thường được miêu tả bởi cánh hữu Mỹ là nhà lãnh đạo chủ trương hiếu chiến hơn người tiền nhiệm của ông, Cựu Tổng thống Donald Trump. Thời ông Donald Trump, Mỹ không nhúng tay vào bất kỳ cuộc chiến tranh mới nào. Trong khi đó thời ông Biden, Mỹ đã nhúng tay vào 2 cuộc chiến mới: Chiến tranh Ukraine, và chiến tranh Israel-Hamas.
Thời Donald Trump, Mỹ đã ổn định được tình hình Trung Đông, ổn định quan hệ với đối đầu Nga, đồng thời dùng kinh tế để kiềm chế phát triển của Trung Quốc, tìm cách phân hóa quan hệ Trung-Nga.
Trong thời Joe Biden, chiến tranh Ukraine và chiến tranh Israel-Hamas đã nổ ra, đồng thời các kiềm chế kinh tế đối với Trung Quốc tỏ ra ngày càng kém hiệu quả, và đang đẩy Nga và Trung Quốc quan hệ ngày chặt chẽ hơn.
Reuters, cũng như các kênh truyền thông phương Tây, thường quan sát sít sao lịch trình di chuyển của ông Putin, đồng thời nhắc lại sự kiện Tòa án Hình sự Quốc tế ICC ở La Haye (The Hague) phát trát bắt ông hầu tòa hồi tháng 3 với cáo buộc đưa trẻ em ra khỏi Ukraine. Nga bác bỏ cáo buộc này, nói rằng họ đang tiến hành chương trình nhân đạo đối với trẻ em trong vùng bị đe dọa bởi chiến tranh. Chương trình này của Nga được tiến hành công khai ngay từ đầu, trước khi có cáo buộc.
Trát bắt người của ICC không có hiệu lực tại những quốc gia nào không tham gia, trong đó gồm cả Mỹ, Nga, và Trung Quốc.
Theo bình luận của Reuters, chuyến thăm Bắc Kinh tuần tới là chuyến đầu tiên kể từ vụ ICC của ông Putin ra khỏi lãnh thổ cũ của Liên Xô. Chuyến thăm tuần qua của ông Putin tới Kyrgyzstan được miêu tả là lần đầu tiên ông rời khỏi lãnh thổ của Nga kể từ vụ ICC. Chuyến thăm bán đảo Crimea vài tháng trước đó được miêu tả là lần đầu tiên ông Putin rời khỏi lãnh thổ cũ của Nga kể từ vụ ICC.
Theo Reuters phân tích, năm xưa thời vẫn còn hệ thống cộng sản toàn cầu, thì Liên Xô là anh cả, là đứng đầu trong hệ thống này. Tuy nhiên kể từ khi Liên Xô tan rã và hệ thống cộng sản quốc tế sụp đổ năm 1991, thì Nga đã hoàn toàn mất đi vị thế của mình. Trái lại, những năm qua Trung Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc, và ông Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông.
Theo Reuters, hiện nay Nga được coi là cấp dưới trong quan hệ với Trung Quốc.
Ông Putin và ông Tập Cận Bình chia sẻ một thế giới quan rộng lớn, coi phương Tây là xã hội sa đọa về đạo đức và chế độ suy thoái về quyền lực. Họ đều bị Mỹ coi là những thách thức uy quyền tối cao trên toàn cầu của Mỹ trong mọi lĩnh vực, từ điện toán lượng tử và sinh học tổng hợp cho đến gián điệp và sức mạnh quân sự.
Hiển nhiên, Mỹ coi hợp tác Trung-Nga nói chung, và việc ông Putin tới thăm vào tuần tới nói riêng, là thách thức quyền uy của mình.
Mỹ nhiều lần cảnh báo Trung Quốc không được cung cấp vũ khí cho Nga, hoặc bán các thiết bị giúp Nga sản xuất vũ khí, trong khi Mỹ và phương Tây đang đổ hàng trăm tỷ đô la cho chính quyền Kiev có thể tiếp tục chiến tranh ở Ukraine.
Alexander Gabuev, giám đốc Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia, cho rằng với bối cảnh của cuộc chiến Ukraine khiến các giao dịch công khai lớn sẽ khó có thể xảy ra vào lúc này giữa Nga và Trung Quốc.
“Ông Putin chắc chắn là khách mời danh dự,” theo ông Gabuev phân tích. Ông tin rằng hợp tác quân sự và hạt nhân sẽ được thảo luận, và nói “đồng thời, tôi nghĩ Trung Quốc không quan tâm đến việc ký kết bất kỳ thỏa thuận bổ sung nào, ít nhất là một cách công khai, bởi vì bất cứ điều gì có thể được coi là cung cấp thêm dòng tiền cho chiến tranh của ông Putin và cỗ máy chiến tranh của ông Putin đều không tốt vào thời điểm này.”
Ngoài ra, hiện nay Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đang mất tích đã hơn 6 tháng rồi. Đó cũng là một nhân tố làm phức tạp thêm cho quan hệ quân sự Trung-Nga.
Những người đứng đầu các tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga Gazprom và Rosneft —Alexei Miller và Igor Sechin— đi cùng trong đoàn tùy tùng của ông Putin trong chuyến công du này, các nguồn tin quen thuộc với kế hoạch nói với Reuters
Nga muốn đạt được thỏa thuận bán thêm khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc và có kế hoạch xây dựng đường ống Power of Siberia-2, đi qua Mông Cổ và có công suất hàng năm là 50 tỷ mét khối (bcm).
Hiện chưa rõ liệu thỏa thuận khí đốt —đặc biệt là giá cả và chi phí xây dựng nó— có khả được thống nhất hay không trong chuyến công du này hay không.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…