Sức Khỏe

5 giải pháp cải thiện chứng nghẹt mũi, ngứa mũi và viêm mũi dị ứng

Nhiều bệnh nhân bị viêm mũi thường gặp tình trạng nghẹt mũi, nhức đầu, khó ngủ vào ban đêm, hắt xì không dứt vào ban ngày, rất khó chịu. Thông thường, bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể cải thiện và ngăn ngừa.

Viêm mũi dị ứng khiến nhiều bệnh nhân hắt hơi liên tục rất khó chịu. (Ảnh: Dragana Gordic/ Shutterstock)

Làm thế nào để phán đoán đâu là dị nguyên gây ra dị ứng?

Dị nguyên là những tác nhân gây dị ứng và rất đa dạng. Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng chỉ phát bệnh khi tiếp xúc với dị nguyên, vì vậy, để giảm thiểu việc bị dị ứng, cần nhận ra chúng và chú ý tránh chúng trong cuộc sống sinh hoạt.

Khi các triệu chứng rõ ràng hơn, hãy quan sát môi trường và đồ vật xung quanh, nếu mỗi lần phát tác đều có liên quan đến một chất và một môi trường cố định, thì đó có thể là tác nhân gây dị ứng. Ví dụ:

1, Nếu bạn ở nước ngoài và không thấy có triệu chứng dị ứng, nhưng khi về nước lại xuất hiện, thì có lẽ sự khác biệt giữa môi trường trong nước và ngoài nước có thể là dị nguyên.

2, Nếu các triệu chứng xảy ra khi bạn đi ngủ hoặc chuẩn bị đi ngủ, vậy chất gây dị ứng có thể liên quan đến bộ đồ giường, hoặc chất liệu của nó.

Nếu xảy ra tình trạng trên, nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt, có thể làm các xét nghiệm dị nguyên. Nói chung, các xét nghiệm này có thể kiểm tra nhiều chất bao gồm phấn hoa, mạt bụi v.v.

Cách cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể cải thiện tình trạng viêm mũi bằng các phương pháp sau:

1. Rửa lỗ mũi bằng nước lạnh

Nguyên nhân chính của bệnh viêm mũi là do sự nhạy cảm của niêm mạc mũi và khả năng miễn dịch của khoang mũi thấp. Việc rửa mặt bằng nước lạnh có thể làm co mạch máu và giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi. Nếu kiên trì lâu dài với phương pháp này thì sẽ rất hiệu quả.

Cách làm: Lấy một chậu hoặc một bát nước lạnh, hít thở một hơi thật sâu, sau đó áp toàn bộ mặt vào nước lạnh, để yên trong khoảng 2 giây, làm liên tiếp 3 đến 5 lần, vào buổi sáng có thể làm nhiều hơn.

2. Phòng ngừa dị ứng

Hàng năm các bệnh nhân bị viêm mũi thường xuất hiện những đợt tái phát có chu kỳ, vì vậy chúng ta có thể tăng cường biện pháp phòng ngừa trước mùa phát bệnh như: Giảm tiếp xúc với phấn hoa, cỏ khô, lá rụng, khói thuốc…v.v. Những người bị dị ứng lông nên tránh tiếp xúc với vật nuôi. Những người đã xác định được dị nguyên nên cố gắng tránh tiếp xúc với chất gây viêm mũi. 

Ngoài ra, hãy bỏ các thói quen vệ sinh không tốt như ngoáy mũi thường xuyên và xì mũi mạnh.

3. Mát-xa

Thường xuyên xoa bóp mũi lên xuống và ấn huyệt Nghinh Hương để giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Phương pháp này có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở một mức độ nhất định, giảm tình trạng ứ máu cục bộ, tăng cường khả năng miễn dịch, rất tốt để giảm các triệu chứng viêm mũi.

Cách làm:

(Ảnh Trí thức VN)

1, Đặt đầu ngón tay trỏ lên huyệt Nghinh Hương và xoa xoay tròn, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi hít vào xoa huyệt từ trong ra ngoài và hướng lên trên, khi thở ra xoa huyệt vào trong và hướng xuống dưới. Sau khi kết thúc hãy uống một cốc nước ấm nóng.

2, Số lần xoa bóp sẽ tùy thuộc vào thể trạng của mỗi cá nhân. Mới đầu có thể khiến mũi có cảm giác hơi đau nhưng sẽ rất dễ chịu và êm ái ngay sau đó.

4. Tập thể dục giúp tăng cường thể chất

Một cách hiệu quả để cải thiện tình trạng viêm mũi là tăng cường thể dục thể thao. Khi thể chất trở nên khỏe mạnh hơn,  bệnh viêm mũi cũng có thể được ngăn ngừa hoặc cải thiện.

5. Năm loại thực phẩm có thể ngăn ngừa viêm mũi dị ứng

Những thực phẩm sau đây nên ăn thường xuyên để ngăn ngừa và giảm thiểu bệnh viêm mũi dị ứng.

1, Gừng

(Ảnh: Charoen Krung Photography/ Shutterstock)

Gingerol và shogaol có trong gừng có thể cải thiện khả năng miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể, điều trị nghẹt mũi, đồng thời làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

2, Củ sen

Một giáo sư y khoa Nhật Bản đã chỉ ra rằng củ sen rất giàu chất mucin, giúp ngăn ngừa tình trạng niêm mạc mũi quá khô. Ăn 30 – 40 gam bột củ sen mỗi ngày trong 2 tuần liên tục có thể cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.

3, Hành tây

Hành tây rất giàu quercetin, một chất mang đặc tính kháng histamin, có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.

4, Đậu đen

Đậu đen chứa vitamin B12, kẽm, sắt và saponin có tác dụng tăng cường niêm mạc mũi. Các thành phần khác như lecithin và lignan có thể cải thiện khả năng miễn dịch, giúp ngăn ngừa dị ứng.

5, Chế phẩm sinh học

Probiotics có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm các phản ứng dị ứng. Probiotics cũng có thể được lấy từ các loại thực phẩm như sữa chua, tương miso và kim chi.

Tuyết Tình

Published by
Tuyết Tình

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago