Ngày 20/7/2017 đánh dấu mốc 18 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu diễn ra ở Trung Quốc Đại Lục. Suốt 18 năm qua, những người tập Pháp Luân Công trên toàn thế giới vẫn luôn kiên định với đức tin của mình và kiên trì phản bức hại. Nhân dịp này, tại Mỹ, Canada, Đài Loan, Úc, Indonesia và cả Việt Nam…, những người theo học Pháp Luân Công đã tổ chức các hoạt động để kỷ niệm sự kiện ngày 20/7.
Ngày 16/7 vừa qua, gần 1.000 người tập Pháp Luân Công đã tề tụ về đường 12th Avenue khu Manhattan, New York, đối diện sông Hudson trước Lãnh sự quán Trung Quốc để tổ chức mít-tinh phản đối cuộc bức hại đã diễn ra 18 năm qua tại Trung Quốc Đại Lục, cũng như thắp nến tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng trong cuộc bức hại tàn khốc.
Ông Trương Hòa Bình, phát ngôn viên của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp phát biểu trong lễ mít tinh rằng, những người tập Pháp Luân Công vẫn luôn ôn hòa và lý trí trước cuộc bức hại. Ngày 20/7 18 năm về trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành cuộc bức hại tàn bạo đối với hàng trăm triệu người theo học Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục. Suốt 18 năm qua, vô số người học Pháp Luân Công đã bị giam giữ phi pháp, bị tra tấn, ngược đãi cả về thể xác lẫn tinh thần. Hơn 4.000 người xác minh được danh tính bị bức hại đến chết. Số người phải lưu vong, thất nghiệp hoặc chịu cảnh nhà tan cửa nát nhiều không kể xiết.
Hiện tại cả Quốc hội Mỹ và Nghị viện châu Âu đều đã thông qua một số nghị quyết nhằm lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục. Các tổ chức nhân quyền của Liên Hợp Quốc cũng theo dõi sát sao tình hình vi phạm nhân quyền đối với những người học Pháp Luân Công, và hy vọng chính phủ các quốc gia sẽ cùng chung tay thức tỉnh người dân tham gia vào nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại tàn khốc này.
Bà Dịch Dung, Chủ tịch Trung tâm Phục vụ Thoái đảng Toàn Cầu cũng cho biết, hiện nay làn sóng thoái ĐCSTQ vẫn đang không ngừng diễn ra mạnh mẽ, người dân đã dần thức tỉnh lương tri, và đưa ra một lựa chọn đúng đắn đứng về phía chính nghĩa.
Ông Lý Thiên Tiếu, một giáo sư chính trị học tại Đại học Columbia phát biểu tại mít-tinh cho biết, 18 năm phản bức hại vừa qua, thiên tượng đang biến đổi, lòng người đang biến đổi, hình thế đang biến đổi, những thủ phạm bức hại đã phải chịu quả báo ngày một nhiều, người dân hiểu rõ sự thật về cuộc bức hại cũng ngày một nhiều hơn, ông Giang Trạch Dân sẽ sớm bị đưa ra trước công lý.
Ông Uông Chí Viễn, người phát ngôn của Tổ chức Điều tra cuộc Đàn áp Pháp Luân Công, cũng nói rằng ĐSCTQ bức hại Pháp Luân Công là tội ác phản nhân loại, những thủ phạm bức hại khó lòng thoát tội, giờ cách duy nhất chính là lập công chuộc tội, giúp chấm dứt cuộc bức hại càng sớm càng tốt.
Khi trời tối, những người tập Pháp Luân Công đã chuyển sang thắp nến tưởng niệm các nạn nhân bị bức hại đến chết tại Trung Quốc Đại Lục.
Còn tại San Francisco, từ ngày 15/7, những người tập Pháp Luân Công cũng tập trung ở Vịnh Bay Area và tiến hành diễu hành cùng mít-tinh nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Họ bắt đầu xuất phát từ tòa nhà Ferry Building, đi ngang qua nhiều điểm du lịch nổi tiếng bao gồm cả Bến cảng Fisherman và kết thúc ở Quảng trường Maritime. Đoàn diễu hành gồm đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của người dân địa phương cũng như khách du lịch.
Tuy nhiên, một điều đáng nói nữa chính là truyền thông Mỹ vẫn tiếp tục im tiếng trước những sự kiện đáng chú ý này của Pháp Luân Công.
Cách nước Mỹ gần nửa vòng trái đất, cũng vào ngày 16/7, những người tập Pháp Luân Công ở nhiều thành phố tại Đài Loan đã tiến hành hàng loạt các hoạt động để đánh dấu 18 năm cuộc bức hại tàn khốc.
Chỉ riêng ở Đài Bắc, khoảng hơn 1.500 người tập Pháp Luân Công đã cùng nhau thắp nến tưởng niệm các nạn nhân bị bức hại đến chết ở Trung Quốc Đại Lục. Hàng loạt các chính khách cũng đã đến tham gia sự kiện, như các ủy viên Lý Khánh Phong, Hồng Kiện Ích, Từ Hoằng Đình tại Đài Bắc; ủy viên Tăng Từ Trình tại thành phố Tân Trúc, ủy viên Thái Đỉnh Tam ở huyện Gia Nghĩa. Họ đã lên án cuộc bức hại tàn khốc, kêu gọi quốc tế chung tay hành động và yêu cầu đưa các thủ phạm ra công lý.
Bà Trương Cẩm Hoa, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan phát biểu tại buổi lễ thắp nến tưởng niệm: “Chúng tôi một lần nữa kêu gọi các nhân sĩ chính nghĩa cùng đứng lên, yêu cầu đưa Giang Trạch Dân (thủ phạm chính khởi phát cuộc bức hại Pháp Luân Công) ra công lý, chấm dứt việc đàn áp nhân quyền và tín ngưỡng cơ bản của con người, đặc biệt là vấn nạn mổ cướp tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.”
Tham gia lễ thắp nến thỉnh nguyện, ông Từ Hoằng Đình, ủy viên Hội đồng Thành phố Đài Bắc phát biểu: “Buôn bán nội tạng không nên tồn tại, và vấn nạn mổ cướp tạng sống càng không nên tồn tại trên hành tinh này. Đây không chỉ là lựa chọn về mặt đạo đức lương tri mà còn là giá trị phổ quát của nhân loại!”
Chiều ngày 15/7, những người tập Pháp Luân Công tại Đài Trung cũng tiến hành mít tinh, tập các bài thiền định và thắp nến tưởng niệm kỷ niệm 18 năm cuộc bức hại. Nhiều ủy viên thành phố, nghị sĩ cũng đến tham dự và ủng hộ cho hoạt động này.
Ông Dương Điển Trung, Ủy viên Hội đồng Thành phố Đài Trung tin rằng những người tập Pháp Luân Công đang đi trên con đường công lý, chính nghĩa, việc phản bức hại của họ có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất định có thể cải biến xã hội Trung Quốc.
Không chỉ thắp nến tưởng niệm, tại phía Nam Đài Loan, những người tập Pháp Luân Công còn tổ hoạt động xếp chữ để kỷ niệm sự kiện này. Họ đã cùng xếp chữ “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” và xếp nến hình chữ “Niệm”. Một số nghị sỹ đã đến tham gia trực tiếp sự kiện, một số khác thì gửi thư và thiệp chúc mừng cho sự kiện tổ chức thành công.
Tại Việt Nam, ngày 16/7 vừa qua, những người tập Pháp Luân Công tại miền Bắc cũng đã tề tụ lại và cùng thắp nến tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong cuộc bức hại tàn khốc.
Tham gia sự kiện anh Phong, một người tập Pháp Luân Công cho biết: “Sự kiện này của chúng tôi ngày hôm nay nhằm tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Bức hại Pháp Luân Công đến nay đã là 18 năm. Những ai biết đến cuộc bức hại đều chung tay góp một tiếng nói lương tâm yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại tại Trung Quốc Đại Lục sớm nhất có thể.”
Một người tập khác, anh Hải cũng nói: “Tôi đến tham gia sự kiện cùng vợ và những người hàng xóm lân cận. Ngày 20/7/1999 là ngày cuộc bức hại bắt đầu và đến nay nó vẫn đang diễn tại Trung Quốc. Hiện trên thế giới có nhiều tổ chức nhân quyền đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại và đưa các thủ phạm bức hại ra công lý. Ngày hôm nay chúng tôi đến đây để kỷ niệm sự kiện này, chúng tôi mong muốn có nhiều người hơn nữa biết được sự thật và cũng kêu gọi những nhân sĩ hòa bình sẽ cùng nỗ lực hơn sao cho cuộc bức hại tàn bạo này kết thúc sớm nhất có thể.”
Một số hình ảnh kỷ niệm ngày 20/7 ở các quốc gia khác:
Tại Việt Nam:
Mít tinh và diễu hành tại Vancouver, Canada:
Diễu hành tại Đài Bắc:
Tại Jakarta, Indonesia:
Những người tập tại Tây Ban Nha tổ chức sự kiện trước Đại sứ quán Trung Quốc:
Tại Úc:
Tại Chicago:
Minh Ngọc (T/h)
Xem thêm:
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…