Các đời Hoàng đế Trung Hoa kỵ húy điều gì?

Hoàng đế Trung Hoa được xưng tụng là Thiên Tử, ở nơi chí cao vô thượng, tôn quý tứ phương; có quyền quyết định sinh mệnh sống chết của thần dân triều đại mình trị vì. Những người cận kề hoàng đế như các quan lại phẩm bậc cao, cho đến lê dân trăm họ ở xa, nếu như phạm phải những điều kỵ húy của hoàng thất, đều là tội lớn mất đầu như chơi. Mỗi một đời Hoàng đế lại có những kỵ húy khác nhau, và đôi khi nó xuất phát từ những lý do thật kỳ lạ.

Võ Tắc Thiên sợ mèo

Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên kỵ húy mèo. Câu chuyện về Võ Tắc Thiên sợ mèo được truyền lại như sau: Võ Tắc Thiên từng nhốt thục phi của thái tử là Tiêu Lương Đệ vào ngục, Tiêu Lương Đệ căm hận đến thấu xương hành vi tàn bạo của bà, đã thề độc trù ẻo Võ Tắc Thiên biến thành chuột, Tiêu Lương Đệ sẽ làm mèo và xé xác bà ta. Lời thề độc này sau khi truyền đến tai Võ Tắc Thiên, thì Tiêu Lương Đệ đã không có kết quả tốt. Võ Tắc Thiên cũng từ đó mà ghét mèo, tránh xa mèo, cho rằng mèo không mang lại điều gì tốt lành và cấm chỉ không được phép mang mèo vào cung.

Vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyên Đại Hãn thứ tám của Đế quốc Mông Cổ Nguyên Nhân Tông, cho rằng “Hùng kê nhất xướng thiên hạ bạch” (Gà trống vừa cất tiếng gáy tức khắc cả đất trời bừng sáng). Mỗi sáng sớm, khi gà trống bắt đầu cất tiếng gáy, ông cảm thấy bầu không khí vô cùng đặc biệt và luôn muốn được thưởng thức khung cảnh ấy. Khi mới đăng cơ, ông đã bố cáo với người dân tại kinh đô Bắc Kinh: nếu kẻ nào ngược đãi gà, tất sẽ bị nghiêm xử. Thời đó, có một người mổ giết gà mang ra phố bán, đề biển là “gà nướng”, thịt ăn rất thơm ngon, bán cũng rất chạy. Một hôm, người này mang gà từ ngoại thành vào trong thành để bán, bị lính đi tuần phát hiện, họ liền ra lệnh cho anh ta lập tức mở lồng thả hết gà ra phóng sinh, chỉ lưu lại duy nhất một con gà trong tay anh ta, sau đó đưa đi diễu phố trước mặt dân chúng, đến 3 ngày sau mới được trở về quê cũ.

Hoàng đế Chu Nguyên Chương thuở nhỏ từng xuất gia

Hoàng đế Chu Nguyên Chương khai quốc triều Minh, thuở nhỏ đã từng xuất gia làm hòa thượng, cạo trọc đầu. Hòa thượng còn gọi là tăng nhân, do đó mà khi lên ngôi ông đặc biệt kỵ húy các từ như “quang” (chỉ đầu trần không có tóc), “ngốc” (chỉ đầu trọc), và cả từ “tăng” (nhà sư) cũng trở thành từ húy. Từ “tăng” lại đồng âm với từ “sinh” (sinh sống) “hay “sênh” (một loại nhạc cụ bằng quả bầu, khoét 13 lỗ, trong có máng đồng thổi ra tiếng), nên rốt cuộc thì những từ này cũng không được phép dùng nữa. Nếu trong tác phẩm văn chương vào vô ý sử dụng những từ này, một khi bị phát hiện ra, sẽ không quản là công thần hay tội phạm, nhất loại đều bị định tội, có thể bị chặt đầu.

Từ Hi Thái hậu cấm kỵ nhắc đến “con dê”

Từ Hi Thái hậu thời mạt Thanh tuy không phải là nữ hoàng đế, nhưng kỳ thực bà nắm quyền lực rất lớn trong tay suốt thời Hoàng đế Đồng Trị và Quang Tự. Từ Hi Thái Hậu sinh năm 1835, tuổi dê, nhưng chính vì nguyên nhân này mà bà rất kỵ chữ “dương” (dê), liệt chữ “dê” vào những chữ bị cấm kỵ trong cung, ai cũng không được phép nhắc đến, ngay cả nếu ngự thiện phòng nấu món thịt dê, thì khi dâng lên cũng phải gọi thành món “thịt phúc” hay “thịt thọ”.

Từ Hi Thái hậu rất thích xem kịch, hầu như ngày nào cũng xem kịch. Nhưng khi xem kịch thì từ “dương” cũng bị cấm, các vở kịch nổi tiếng liên quan đến chữ “dê” như “người chăn dê” hay “Tô Vũ chăn dê”… đều không được diễn ở trong cung.

Trong những năm thời Đồng Trị, một đoàn hát kịch nổi tiếng được triệu vào cung để diễn vở dịch “Ngọc Đường Xuân”. Từ Hi nghe rất tâm đắc, không ngừng gật đầu tán thưởng, đã lệnh cho Lý Liên Anh chuẩn bị ban thường cho đoàn hát kịch này. Nhưng bà đột nhiên nghe thấy câu “rơi vào hoàn cảnh dê kề miệng hổ khó thoát” cất lên, Từ Hi giận dữ ra mặt, lập tức hạ lệnh dừng vở kịch. Đoàn hát kịch bất hạnh này không thấy thưởng đâu, trái lại còn bị phạt đánh và bị cấm vĩnh viễn không được vào cung diễn kịch nữa. Từ đó về sau, mỗi lần trong cung diễn lại vở kịch “Ngọc đường xuân”, thì câu thoại trong vở kịch đó phải đổi thành “rơi vào hoàn cảnh cá sa vào lưới khó thoát”.

Đếm những năm Quang Tự, Vương Phúc Thọ được triệu vào cung, diễn cho Từ Hi xem vở kịch “Thiêu hoạt xa”. Khi xin ban thưởng, Từ Hi nói: “Ngươi diễn kịch rất hay, nhưng ta nghe nói ngươi ở bên ngoài đã mở một quán thịt dê cùng người khác, ngày nào cũng đều chém giết dê, chỉ tính chuyện này thì đã không thể ban thưởng cho ngươi. Không xử phạt đã là nương nhẹ với ngươi lắm rồi!”

Từ Hi cho rằng hổ và dê tương khắc, do đó, bà tra hỏi rất kỹ những cung nữ thái giám hầu cận, bất kỳ ai sinh năm hổ, đều bị trừng phạt nặng, sau khi đánh đòn sẽ bị đuổi ra khỏi cung, lưu đày đến vùng sa mạc phía Bắc.

Hồng Ngọc

Xem thêm:

Hồng Ngọc

Published by
Hồng Ngọc

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

7 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

30 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago