“Chết trong tay Trung Quốc” (Death By China) là cuốn sách đã gây tác động mạnh đối với giới kinh tế học và chính trị Mỹ, tác phẩm gây ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội Mỹ. Tác giả cuốn sách là giáo sư Peter Navarro, ông là nhà kinh tế học nổi tiếng và vừa được Tổng thống trúng cử Donald Trump bổ nhiệm phụ trách Ủy ban Thương mại Quốc gia.
Ông Đường Bách Kiều (Dang Baiqiao), Hiệu trưởng Đại học Dân Chủ, lãnh đạo phong trào sinh viên đòi dân chủ Thiên An Môn năm 1989, là người viết Lời nói đầu cho sách; còn ông Dana Rohrabacher, nghị sĩ Quốc hội Mỹ và một trong những người được đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ là người viết lời kết cho sách. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đánh giá rất cao cuốn sách, đã viết lời giới thiệu tiến cử sách.
“DEATH BY CHINA is right on. This important documentary depicts our problem with China with facts, figures and insight. I urge you to see it.”—Donald Trump.
“Chết trong tay Trung Quốc” là một thực tế. Tác phẩm là bức tranh chân thực, qua số liệu và tầm nhìn thông suốt, tác giả đã lột tả thực trạng đang xảy ra đối với tất cả chúng ta liên quan đến chính quyền Trung Quốc. Tôi muốn các bạn hãy đọc quyển sách này (Donald Trump).
Dưới đây xin dịch lại lời tựa của tác phẩm này do ông Đường Bách Kiều viết.
“Những năm cuối thập niên 80 (thế kỷ 20) là những năm mà Trung Quốc tràn đầy phấn khích và niềm hy vọng vì những tư tưởng mới của phương Tây như tự do cá nhân, kinh tế tư nhân đang lan tỏa mạnh mẽ và đầy sức sống, gội rửa vết nhơ do cuộc Cách mạng Văn hóa của ông Mao Trạch Đông gây ra.
Trong thời điểm tràn đầy niềm hy vọng, tôi đã cùng một số lãnh đạo học sinh trẻ tuổi kêu gọi cải cách chính trị, dùng tư duy mới của thế giới hiện đại để mang lại tôn nghiêm cho Trung Quốc. Tôi đã tổ chức diễn thuyết tại các trường học và quảng trường ở khắp nơi trên toàn quốc trong ngập tràn mong mỏi lãnh đạo tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc nghe theo chủ trương của chúng tôi. Nhưng thảm kịch tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 với những cỗ xe tăng đã nghiền nát phong trào của chúng tôi, những hình ảnh khủng bố chiếu trên truyền hình là minh chứng cho thảm kịch này.
Tổn thất nặng nề ngày hôm đó đã làm chúng tôi không cầm được nước mắt, không chỉ vì bao nhiêu anh hùng đã hy sinh tính mạng, quan trọng hơn vì Trung Quốc đã đánh mất cơ hội hiếm hoi để có được tự do dân chủ và tương lai tươi sáng.
Sau trận thảm sát Thiên An Môn không lâu, tôi cùng hàng ngàn người tham gia phong trào đã bị bắt bớ tù đày, bị áp bức cực hình. Thời đen tối này, có nhiều bạn chết trong tù trong tình trạng không còn thấy được năm ngón tay. Hiện vẫn còn một số người may mắn sống sót sau thảm sát Thiên An Môn, họ đang phải sống trong nhà lao hoặc trại cưỡng bức lao động ở Trung Quốc.
Nhưng bi kịch là thanh niên thời đại mới ở Trung Quốc ngày nay dường như không biết gì về trận thảm sát Thiên An Môn. Chúng tôi sống ở Tây phương có thể tự do lên mạng nhìn lại những hình ảnh và video về trận thảm sát này, nhưng ở Trung Quốc, đội quân kiểm duyệt internet hùng hậu đã ngăn chặn tất cả những hình ảnh và video trên mạng liên quan đến trận thảm sát Thiên An Môn.
Phần lớn cuộc đời tôi dùng để chống lại chế độ kiểm duyệt này và phấn đấu vì một Trung Quốc có nền tự do dân chủ, so với trước đây, tôi càng tin tưởng những người biết suy xét sống ở bên ngoài Trung Quốc đều nhận rõ những sự thật này:
Cho dù sự kiện Thiên An Môn đã qua đi hơn 20 năm nhưng chủ nghĩa cực quyền ở Trung Quốc vẫn không có gì thay đổi, thực tế, so với những quốc gia tương đối ổn định khác, chi phí của Trung Quốc cho lực lượng cảnh sát và kiểm soát xã hội thậm chí còn tăng nhanh hơn mức tăng ngân sách quốc phòng khủng khiếp của Trung Quốc!
Vấn đề tôi quan tâm và cũng là vấn đề khiến người ta cảm thấy chua xót và căm phẫn là những quan chức Trung Quốc từng bỏ tù và giết hại những bạn học của chúng tôi trong sự kiện Thiên An Môn trước đây thì ngày nay lại giật dây bức hại tàn độc đối với những tín đồ tôn giáo tín ngưỡng như đoàn thể người tập Pháp Luân Công, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ cùng những người dân tộc thiểu số hiền lành; cũng tương tự như chính quyền Trung Quốc, họ không ngừng đẩy mạnh bưng bít việc đàn áp tất cả những phong trào chính trị đối lập, như “Tuyên ngôn hiến chương năm 2008” và “Phong trào cách mạng hoa nhài”. Thay đổi duy nhất là thế lực cầm quyền mới của Trung Quốc ngày nay giảo hoạt hơn, vì nham hiểm và nhờ dùng những phương tiện kỹ thuật tân tiến hơn.
Giờ đây, sống ở thành phố New York tiện nghi và an toàn, tôi có thể hiểu được vì sao các nước Tây phương không thể hiểu rõ được lý do Đảng Cộng sản Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân Trung Quốc và các nước trên toàn cầu, vì dù sao hình ảnh của lãnh đạo Trung Quốc qua truyền hình trông thật phong độ, hơn nữa hiện nay về mặt chiến lược chính quyền Trung Quốc đang dùng cách kiềm chế, tránh giọng điệu dọa dẫm như thời Mao Trạch Đông chống phương Tây.
Nhưng thực tế luôn chiến thắng ngôn từ hùng biện, sự thật sẽ còn mãi. Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu những sự thật đến khó tin, nhưng không thể phản bác: lãnh đạo Bắc Kinh duy trì áp chế tàn bạo tiếng nói của người dân Trung Quốc như thế nào; hiện nay họ vẫn đưa những sản phẩm nguy hiểm ra toàn cầu; dùng chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa trọng thương mạnh mẽ để hủy hoại kinh tế Mỹ và phương Tây; thông qua mạng lưới gián điệp được tổ chức tinh vi, họ đã đánh cắp những kỹ thuật chiến tranh tân tiến nhất của Lầu Năm Góc để nhanh chóng tự trang bị cho họ.
Tôi cũng hiểu có thể những sự thật chán ngán này không giống như những gì mà bản thân bạn từng được trải nghiệm. Là một du khách đến Trung Quốc du lịch, bạn có thể bơi trên sông Trường Giang vui vẻ, thưởng thức tượng binh mã, thỏa thích đi bộ trên Vạn Lý Trường Thành, hoặc đắm mình trong Tử Cấm Thành. Có thể bạn là ông chủ một doanh nghiệp ở Mỹ đến Thượng Hải hoặc Thẩm Quyến kiếm lợi nhuận, thụ hưởng những món ăn ngon, những nơi bạn thấy chỉ có bầu trời trong xanh và con đường gạch vàng. Không may là đa số người Mỹ không được thấy bộ mặt thật của Trung Quốc và cái giá mà nhân dân Trung Quốc phải trả vì tất cả những tiến bộ này, bao gồm sự phá hoại môi trường sinh thái, lòng người hủ bại, xã hội bất công, nhân quyền bị xâm phạm, thực phẩm độc hại, nhưng nghiêm trọng nhất là sự suy thoái đạo đức con người.
Tuy tôi nhớ Trung Quốc, nhưng nước Mỹ đã trở thành ngôi nhà thứ hai yêu dấu của tôi, nhờ sự giúp đỡ của người vợ dễ thương và chứng kiến vô số những việc nhỏ nhặt như những dòng chữ dán trên thanh chắn xe hơi “Tự do không phải được cho không”, giúp tôi hiểu nguyên nhân nước Mỹ có thể trở thành quốc gia hùng cường nhất thế giới.
Tôi biết câu tuyên ngôn trên chân thực như thế nào, tôi cũng biết cái giá của tự do không phải lúc nào cũng là một trận chiến tranh, nó còn bao gồm sự hy sinh của các phương diện cá nhân, chính trị và kinh tế để bảo vệ nhân quyền một cách ôn hòa và dũng cảm ủng hộ nguyên tắc tự do dân chủ.
Chúng tôi ủng hộ những nguyên tắc mà hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đã lột tả trong quyển sách này, vì đây là những nguyên tắc hoàn toàn đúng đắn, cũng là lý do mà xưa nay các công dân trên thế giới đã chân thành ủng hộ nhân dân Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc không cô đơn trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức và quyền lực chính trị không hợp thời đại. Sau sự kiện tàn sát Thiên An Môn, nếu như còn một sự thật bao phủ lên tất cả thì đó chính là: Một Trung Quốc có tự do dân chủ sẽ mang lại lợi ích cho thế giới.
Viết từ New York ngày 23/3/2011″
Trailer bộ phim Death by China
Mộc Vệ (T/H)
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…