Trung Quốc

Năm 2024, ít nhất 5.692 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc và quấy rối

Theo số liệu thống kê từ Minghui.org, năm 2024 có ít nhất 5.692 học viên Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt cóc và quấy rối. Họ đến từ 30 tỉnh, khu tự trị và thành phố, trong đó có 2.828 người bị bắt cóc và 2.864 người bị quấy rối.

Vào ngày 14/9, hơn 1.000 người tập Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc tuần hành lớn ở Brooklyn, New York, để ủng hộ 430 triệu người Trung Quốc trên toàn thế giới thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ . (Ảnh: Daibing / Epoch Times)

Trong số đó có 147 người ưu tú từ mọi tầng lớp xã hội, như kiểm sát viên, thẩm phán đã nghỉ hưu, cán bộ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đã nghỉ hưu, nghiên cứu viên cao cấp, kỹ sư cao cấp, bác sĩ, luật sư, hiệu trưởng, kế toán, sinh viên đại học và cựu tổng biên tập đài truyền hình.

Năm 2024, có 1.067 học viên Pháp Luân Công cao tuổi trên 60 tuổi bị bắt cóc và sách nhiễu, gồm 194 người từ 80 – 90 tuổi, 498 người từ 70 – 80 tuổi và người lớn tuổi nhất là 99 tuổi.

Năm 2024, cảnh sát không chỉ bắt cóc, sách nhiễu và lục soát nhà của các học viên Pháp Luân Công, mà còn tống tiền họ phi pháp 3.027.220 nhân dân tệ (khoảng 413.000USD).

Các khu vực có tình trạng bắt cóc và đàn áp nghiêm trọng nhất gồm: Tỉnh Cát Lâm 390 người, tỉnh Liêu Ninh 389 người, tỉnh Hà Bắc 330 người, tỉnh Sơn Đông 303 người, tỉnh Hồ Bắc 192 người, tỉnh Hắc Long Giang 185 người, tỉnh Tứ Xuyên 176 người, tỉnh Quảng Đông 125 người, tỉnh Hồ Nam 137 người, tỉnh Tứ Xuyên 176 người, tỉnh Hồ Nam 122 người, Bắc Kinh 89 người và tỉnh Thiểm Tây 74 người.

Các khu vực có tình trạng quấy rối và đàn áp nghiêm trọng nhất gồm: Tỉnh Hà Bắc (648 người), tỉnh Sơn Đông (384 người), tỉnh Tứ Xuyên (296 người), tỉnh Liêu Ninh (266 người), tỉnh Hắc Long Giang (213 người), tỉnh Cát Lâm (201 người), tỉnh Hồ Bắc (140 người), Bắc Kinh (87 người), tỉnh Quảng Đông (87 người), tỉnh Hồ Nam 85 người.

Ngoài ra, năm 2024, có 1.553 học viên Pháp Luân Công đã bị khám xét nhà, 74 người bị giam giữ trong các lớp tẩy não, 40 người bị buộc phải rời khỏi nhà, 764 người bị kết án phi pháp, 164 người chết vì bị đàn áp và 97 người trong số đó đã qua đời vì bị bắt cóc và đàn áp trong một thời gian dài.

Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể trong số đó:

Cựu thẩm phán Hà Bắc Đỗ Quốc Trân bị xét xử bất hợp pháp

Thẩm phán Đỗ Quốc Trân sinh tháng 6/1963 đã nhận được nhiều bằng khen danh dự trước khi nghỉ hưu. Ngày 23/8/2013, bà bị đưa đến một trung tâm tẩy não ở thành phố Thạch Gia Trang để tẩy não cưỡng bức.

Ngày 18/4/2024, bà lại bị bắt và giam giữ bất hợp pháp tại Trại giam số 2 Thạch Gia Trang. Cuối tháng 6/2024, đồn cảnh sát đã vu khống bà với Viện kiểm sát quận Kiều Tây thành phố Thạch Gia Trang. Ngày 1/8, bà bị Viện kiểm sát Kiều Tây vu khống và đưa đến Tòa án quận Kiều Tây.

Biên tập viên đài phát thanh đã nghỉ hưu buộc phải rời khỏi nhà, mất liên lạc

Học viên Pháp Luân Công Trần Tinh Bá là cựu biên tập viên trưởng của Đài phát thanh Hình Đài ở tỉnh Hà Bắc, bị cách chức bất hợp pháp khỏi chức vụ công và bị khấu trừ lương hưu trong 3 năm ngồi tù.

Ông Trần Tinh Bá năm nay 72 tuổi. Trong thời gian làm tổng biên tập đài phát thanh thành phố, ông đã được trao tặng danh hiệu “Nhà báo xuất sắc của tỉnh Hà Bắc” trong nhiều năm liên tiếp.

Ngày 24/11/2019, ông bị cảnh sát an ninh quốc gia bắt cóc vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó, ông đã bị kết án phi pháp 3 năm tù và bị đưa đến nhà tù Kí Đông. Trong thời gian này, ông bị ngược đãi đến mức gần như bị mù.

Sau khi trở về nhà, nhân viên tòa án, trung tâm an sinh xã hội, đơn vị cũ của ông, đồn cảnh sát, cùng nhiều phòng ban khác liên tục sách nhiễu và đe dọa, buộc ông phải bỏ nhà đi lang thang, hiện không rõ tung tích.

Triệu Tú Hoàn bị giam giữ oan hơn 9 năm, lại bị bắt cóc ở Bắc Kinh

Bà Triệu Tú Hoàn năm nay 69 tuổi, sống tại đường Nam Hương Sơn, quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh.

Trong 20 năm qua, bà đã bị bắt cóc và giam giữ bất hợp pháp nhiều lần, bị kết án bất hợp pháp 2 lần và bị tra tấn.

Ngày 20/9/2002, bà bị bắt cóc vì phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công. Sau đó, bà bị kết án phi pháp 7 năm tù và bị đưa đến Nhà tù nữ Bắc Kinh. Trong thời gian đó, bà phải chịu đựng đủ mọi hình thức tra tấn, gồm bị đánh đập, la mắng, trừng phạt về thể xác và cấm ngủ.

Ngày 21/11/2020, bà bị giam giữ bất hợp pháp tại Trại giam Hải Điện vì phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công. Sau khi bị giam giữ 2 năm 2 tháng, bà đã bị kết án tù giam 2 năm 3 tháng vào tháng 2/2023 và trở về nhà vào ngày 21/2 cùng năm.

Hiện tại, bà Triệu Tú Hoàn lại bị cảnh sát quận Thạch Cảnh Sơn bắt cóc lần nữa.

Giáo viên Đại học Hồ Bắc Trương Hiểu Hoa mất tích trong nhiều tháng

Học viên Pháp Luân Công Trương Hiểu Hoa 76 tuổi là cựu thủ thư tại Đại học Hồ Bắc, đã bị cảnh sát bắt cóc tại nhà riêng trước Tết Dương lịch năm 2024 và mất tích trong nhiều tháng. Vào tháng 6/2024, có thông tin bà bị giam giữ bí mật tại Bệnh viện Khang Lạc, một cơ sở trực thuộc Trại giam số 1 Vũ Hán.

Bà Trương Hiểu Hoa bị giam giữ bất hợp pháp tại lớp tẩy não Dương Viên ở Vũ Hán, lớp tẩy não Ngọc Duẩn Sơn ở Thái Điện và Nhà tù nữ đường Bảo Phong ở Vũ Hán.

Bà phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau. 3 năm sau khi bị kết án oan, bà bị bắt cóc đến Nhà tù nữ Vũ Hán. Tại đây, bà phải chịu đựng cảnh đánh đập, bức thực tàn bạo, cấm ngủ và nhiều hình thức tra tấn khác vượt quá sức chịu đựng của con người.

Nỗi đau của gia đình Điền Bằng Phi ở thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh

Ngày 11/5/2024, Cục Công an thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh đã điều động một lượng lớn lực lượng cảnh sát đến bắt cóc hàng chục học viên Pháp Luân Công và người thân của họ.

Điền Bằng Phi là người thân của một học viên Pháp Luân Công. Cha mẹ anh, Điền Quốc Hữu và Tôn Hiếu Mai, đều tu luyện Pháp Luân Công. Cảnh sát thường xuyên sách nhiễu gia đình anh. Mẹ anh buộc phải bỏ nhà đi lang thang khắp nơi trong nhiều năm.

Ngày 11/5/2024, Điền Bằng Phi chuẩn bị đưa con trai 5 tuổi đi nhà trẻ. Sau khi xuống lầu, anh bị cảnh sát mặc thường phục xông tới còng tay.

Cậu con trai sợ hãi đến mức bật khóc, thậm chí còn quỳ xuống cầu xin cảnh sát: “Đừng bắt bố đi!” Sau nhiều lần Điền Bằng Phi thỉnh cầu, cảnh sát đã cho phép anh đưa đứa con đến trường mẫu giáo khi đang bị còng tay. Cậu bé sợ hãi nói với mọi người mình gặp rằng: “Bố đã bị cảnh sát bắt đi rồi“.

Ngày hôm đó, cha, vợ và em trai của Điền Bằng Phi đều bị bắt cóc, không có ai đến đón cậu bé ở trường mẫu giáo.

Điền Bằng Phi bị giam giữ bất hợp pháp tại trại giam thành phố Triều Dương. Trong quá trình xét xử phi pháp, cảnh sát phụ trách đã khai man tại tòa. Điền Bằng Phi là trụ cột gia đình. Từ khi anh bị bắt cóc, gia đình đã mất đi nguồn thu nhập.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

EU xem xét loại trừ các nhà thầu thiết bị y tế Trung Quốc

Ngày 14/1, Ủy ban Châu Âu đã cáo buộc Trung Quốc hạn chế quyền tiếp…

25 phút ago

Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục bị đề nghị 12-13 năm tù

Ông Nguyễn Đức Thái bị đề nghị mức án 12 - 13 năm tù với…

1 giờ ago

Mỹ cấm ô tô kết nối mạng trong nước sử dụng linh kiện Trung Quốc và Nga

Bộ Thương mại Mỹ chính thức thông báo ô tô kết nối mạng trong nước…

1 giờ ago

Công an cảnh báo người dân cẩn trọng với các loại mã độc để tránh bị tấn công mạng

Công an vừa phát hiện nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội…

3 giờ ago

Vụ bé gái 4 tuổi bị người lạ đón: Hai giáo viên mầm non bị tạm đình chỉ

Hai giáo viên Trường Mầm non Thiên Hương (TP. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) bị…

3 giờ ago

Tàu metro Bến Thành – Suối Tiên gián đoạn lần 3, dừng vận hành gần 1 tiếng

Hệ thống tín hiệu cửa chắn ke ga tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên…

4 giờ ago