Nghiên cứu sinh tại Mỹ: Cách thoát khỏi ảnh hưởng bởi tuyên truyền của ĐCSTQ

Se Hoon Kim là sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Rochester. Anh sinh ra ở Hàn Quốc và nhập cư vào Hoa Kỳ khi còn trẻ. Vài năm qua, anh đã cam kết sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Gần đây, anh ấy nói với chương trình “Tương tác nóng” của Đài Truyền hình Mỹ NTD rằng, anh ấy đã đi từ chỗ tin vào những tuyên truyền sai trái của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sau đó khám phá ra sự thật về ĐCSTQ, và trở thành một nhà hoạt động quan tâm đến nhân quyền ở Trung Quốc như thế nào.

Se Hoon Kim đến Hoa Kỳ vào năm 9 tuổi, học đại học và sau đại học (nghiên cứu sinh) tại Đại học Rochester. Hiện Se Hoon Kim là thành viên của “Ủy ban Khủng hoảng Hiện tại của Trung Quốc” và là người đứng đầu “Liên minh các quốc gia nô lệ” trực thuộc Ủy ban này. (Ảnh chụp màn hình / Epoch Times)

Se Hoon Kim đến Hoa Kỳ năm 9 tuổi, học đại học và sau đại học (nghiên cứu sinh) tại Đại học Rochester. Hiện Se Hoon Kim là thành viên của “Ủy ban Khủng hoảng Hiện tại của Trung Quốc” và là người đứng đầu “Liên minh các quốc gia nô lệ” trực thuộc ủy ban này.

Anh ấy nói rằng cho đến khi vào đại học, những gì anh ấy tin và cho rằng đó là sự thật, hoàn toàn khác với những gì anh ấy biết sau này. “Tôi rất tự hào khi có thể làm được những việc hiện tại. Tôi hy vọng mình có thể làm tốt hơn trước.”

Tin theo những tuyên truyền của Đài truyền hình Trung ương của ĐCSTQ

Trải lòng về kinh nghiệm trưởng thành của bản thân, Se Hoon Kim nói với Phương Phi, người dẫn chương trình “Tương tác nóng” rằng, mỗi đứa trẻ đều bị cuốn hút bởi điều gì đó. Anh nói: “Rất nhiều bạn bè của tôi thời đó quan tâm đến khoa học, toán học và các môn học khác. Còn tôi luôn bị cuốn hút bởi môn lịch sử. Trong đó, tôi đặc biệt bị cuốn hút bởi lịch sử Trung Quốc. Còn nhớ khi còn nhỏ, cha tôi đã mua cho tôi một cuốn sách dành cho trẻ em, là ấn bản của sách lịch sử Đông Á.”

“Vào thời điểm đó, tôi nhận thấy rằng nền văn minh Trung Hoa quá rộng lớn. Tôi nghĩ rằng mối quan tâm của tôi đối với Trung Quốc bắt đầu từ đó. Tôi may mắn có thể tìm hiểu về tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, những thứ cần thiết cho việc xây dựng nền văn minh của toàn bộ khu vực Đông Á. Vì vậy, đó là khởi đầu kích thích niềm hứng thú đầu tiên của tôi. Sau này, khi lớn lên, tôi ngày càng quan tâm hơn đến Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ).”

Vì quan tâm đến Trung Quốc từ khi còn nhỏ, Se Hoon Kim cũng chú ý đến những tuyên truyền của ĐCSTQ. Anh nói rằng đã bắt đầu chú ý đến cách nhìn nhận của công chúng về Trung Quốc ngày nay. Hơn nữa, những ý kiến ​​và quan điểm này lại chính là miệng lưỡi của ĐCSTQ.

“Đặc biệt, từ khi học trung học, tôi đã bắt đầu tìm hiểu sâu về Trung Quốc. Nhưng ‘Trung Quốc’ mà tôi nói là thứ mà ĐCSTQ đã nhào nặn vào thời điểm đó. Bởi tôi cũng như nhiều người trên thế giới, chấp nhận rằng ‘ĐCSTQ đồng nghĩa với Trung Quốc, Là ĐCSTQ đã làm cho Trung Quốc trở nên hùng mạnh’. Tôi tin tưởng vào những điều trên bề mặt diễn ra trước mắt mình,” anh nói.

Se Hoon Kim nói rằng, một phần lớn thông tin về Trung Quốc mà anh có được vào thời điểm đó chủ yếu đến từ Đài truyền hình Trung Ương (CCTV) của ĐCSTQ. Nói chung, nhiều thành tựu mà giới truyền thông nhìn thấy về Trung Quốc đều đến từ CCTV.

“Còn nhớ … Tôi thuộc tuýp người mù quáng nghe theo luận điệu của ĐCSTQ. Tôi cũng bắt đầu tư duy và lập luận theo cách của ĐCSTQ. Bây giờ nhìn lại, điều đó còn kinh khủng hơn tôi nghĩ,” anh nói.

Se Hoon Kim ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông. (Được sự cho phép của Se Hoon Kim)

Se Hoon Kim đưa ra một ví dụ. Anh nói: “Tôi nhớ khi còn học trung học, có một tiết lịch sử. Chúng tôi đang tìm hiểu về các cuộc xung đột đương đại và mối quan hệ giữa nó với các cuộc xung đột cổ đại. Chúng tôi muốn viết phóng sự về một cuộc xung đột đang xảy ra trên thế giới ngày nay, và so sánh nó với cuộc xung đột thời cổ đại. Một người bạn học trong lớp của chúng tôi, cô ấy có lẽ đã tham gia một cuộc diễu hành của Pháp Luân Công ở New Jersey. Cô ấy đã đề cập trong báo cáo rằng những người tham gia cuộc diễu hành đã nói về sự việc này. Cô ấy nói rằng đây không chỉ là một cuộc xung đột. Đây là một nhóm người thực sự đang bị bức hại.”

“Tôi nhớ rằng mình đã trực tiếp chất vấn cô ấy: Trước hết, câu hỏi của tôi là, làm thế nào bạn có thể chứng minh rằng những người này sẽ không tổ chức chống lại Trung Quốc (ĐCSTQ) và phá hủy kế hoạch hiện đại hóa của Trung Quốc? Lúc đó tôi đã nói rằng, Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đàn áp những người này vì những lý do chính đáng, vì họ gây ra mối đe dọa cho xã hội. Tôi thậm chí còn trích dẫn nhiều quan điểm của chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ),” anh ấy nói.

Anh ấy đã phân tích tâm thái của mình lúc đó và nói: “Tôi đã lôi ra tất cả các tuyên truyền của ĐCSTQ về các học viên Pháp Luân Công. Nhưng điều kỳ lạ là, trong lòng tôi không thực sự chấp nhận cách nói này. Chỉ là vì, hàng ngày tôi đều nghe về chúng, vì vậy tôi đã nghĩ đó là sự thật.”

Nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công tại Flushing và biết được sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công

Giờ đây, Se Hoon Kim đang dồn rất nhiều tâm sức vào việc nâng cao nhận thức của mọi người về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là cuộc đàn áp các nhóm tôn giáo của ĐCSTQ. Điều gì đã xảy ra khiến anh ấy thay đổi như vậy?

Se Hoon Kim tiết lộ, khi chuẩn bị vào đại học, anh ấy đã đọc một cuốn sách về cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6, sau đó đọc hồi ký của một số người có mặt tại hiện trường. Khi đọc những câu chuyện mà họ muốn kể cho cả thế giới được biết, một câu hỏi đơn giản như thế này nảy ra trong tâm trí của anh ấy: Đây có phải là Trung Quốc mà mình biết không? Nếu không phải, thì còn điều gì mình vẫn chưa biết? “Vì vậy, ít nhất điều này đã khiến tôi bắt đầu tìm hiểu tình hình ở khu vực này, và thúc đẩy tôi nói chuyện với những người đó.”

Anh tiếp tục nói rằng khi tiếp xúc nhiều hơn với những người này, quan điểm của anh ấy bắt đầu dần thay đổi. Sau đó anh ấy đã gặp một học viên Pháp Luân Đại Pháp và vô cùng ấn tượng bởi người phụ nữ này.

Se Hoon Kim đã kể lại trải nghiệm của mình khi nói chuyện với học viên Pháp Luân Công này ở Flushing, Queens, New York và nói rằng trải nghiệm này rất quan trọng đối với anh.

Anh ấy nói: “Điều khiến tôi ngạc nhiên đó là một trải nghiệm không thể tin được. Bởi có một tiếng nói trong trái tim nói với tôi rằng: Hãy nói chuyện với người này và đừng có bất kỳ thành kiến ​​nào. Vì vậy, tôi nghĩ, tại sao lại không? Tôi có bị tổn thất gì đâu? Vậy nên, lần đầu tiên tôi đã trò chuyện với người cô ấy về một số chuyện phiếm. Tôi hỏi cô ấy, gia đình cô thế nào? Chuyện gì đã xảy ra? Sau đó, cô ấy kể cho tôi nghe về tình cảnh của em gái cô ấy. Cô ấy nói rằng, em gái mình đã bị chính quyền ĐCSTQ bắt đi từ vài năm trước.”

“Vào thời điểm đó, tôi có thể nhìn thấy trong đôi mắt của cô ấy rằng, cô ấy rất rất chân thành. Nhưng đồng thời, tôi có thể thấy rằng cô ấy đang thực sự chịu đựng nỗi thống khổ. Hơn nữa tôi còn thấy, cô ấy đã phải chịu đựng nó suốt một thời gian dài. Đây là điều mà tôi đã cảm nhận được. Ngay lập tức tôi nghĩ, điều gì sẽ xảy ra nếu đó là gia đình tôi? Nhưng đồng thời, tôi cũng băn khoăn không biết, phải chăng là do thực trạng thông tin sai lệch có mặt tại khắp nơi, khiến mọi người không cách nào biết được tình hình chân thực? Tôi cảm thấy rằng, lúc đó tiếng nói trong tim đã mách bảo tôi rằng: Bạn không biết tất cả mọi thứ, đây là cơ hội để tìm hiểu sự thật. Tôi nghĩ, đây có thể là cách để tôi thực sự nhìn rõ sự thật. Một trong những trải nghiệm quan trọng nhất là, điều này đã giúp tôi trở thành một người như ngày hôm nay,” anh ấy nói.

Se Hoon Kim (thứ 3 từ phải sang) gặp cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo vào ngày 3/12/2020. (Ảnh do học viên Pháp Luân Công Lâm Hiểu Húc (thứ 4 từ phải sang) cung cấp)

Nói về cảm xúc của mình lúc đó, Se Hoon Kim nói rằng anh cảm thấy khiêm tốn hơn và thậm chí vô cùng xấu hổ. “Bởi trước đây tôi từng nói, điều đơn giản nhất thường là câu trả lời. Tôi đã bỏ qua một trong những điều đơn giản nhất, đó là nói chuyện với những người có quan điểm khác biệt với tôi.”

Anh ấy nói rằng bản thân mình không phải là học viên Pháp Luân Công. Nhưng anh ấy có cơ hội nói chuyện với những người này (học viên Pháp Luân Công) và đã nói chuyện với họ theo một cách rất đơn giản. Anh ấy đã không làm điều đó trước đây, vì tin vào những luận điệu do ĐCSTQ truyền bá.

“Vì vậy, tôi thực sự cảm thấy mình đã bị lừa dối. Ttrước đây tôi không biết rằng có rất nhiều điều khủng khiếp ẩn sau cái gọi là “những điều tốt đẹp” (do ĐCSTQ truyền bá). Vì vậy, chỉ cần nghĩ đến những điều ngu ngốc mà tôi đã làm trong quá khứ, tôi lại cảm thấy hổ thẹn,” anh nói.

Bắt đầu giúp người khác tìm hiểu sự thật về cuộc bức hại người Trung Quốc của ĐCSTQ

Sau khi nhận ra rằng, mình đã bị lừa dối bởi tuyên truyền của ĐCSTQ, Se Hoon Kim đã nảy ra suy nghĩ sẽ cung cấp cơ hội tìm hiểu sự thật cho các bạn học của mình, những người cũng tin vào luận điệu của ĐCSTQ.

“Vì vậy, tôi muốn cung cấp cho các bạn học của mình ít nhất một cơ hội để đặt câu hỏi về những điều nhất định. Đồng thời, để họ được nói chuyện với những người thực sự bị bức hại, và cũng cho những người này (những người bị bức hại) có cơ hội lên tiếng và nói chuyện với thế hệ trẻ. Bởi khi bạn sống trong một xã hội tự do, bạn phải đảm bảo rằng thế hệ sau cũng được thừa hưởng những cơ hội như bạn, thậm chí là những cơ hội tốt hơn. Vậy nên, tôi nghĩ, vì tất cả những lý do này, tôi bắt đầu thực hiện các hoạt động nhân quyền trong khuôn viên trường,” anh nói.

Nói về các hoạt động phơi bày sự thật về nhân quyền ở Trung Quốc của mình trong khuôn viên trường, Se Hoon Kim cho biết: “Tôi cố gắng tổ chức các hình thức khác nhau mỗi học kỳ. Tôi từng triển khai hoạt động đối thoại hoặc hoạt động nhóm chuyên gia. Tôi cũng từng tổ chức các hoạt động về văn hóa Tây Tạng và văn hóa Himalaya. Gần đây tôi đã mời một số khách từ cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, một người trong số họ đã sống sót trong một trại tập trung. Vâng, đây là điều tôi đã làm suốt thời gian qua.”

Dịch bệnh bùng phát cũng không thể ngăn Se Hoon Kim tổ chức các hoạt động như vậy. Anh ấy giới thiệu rằng trong tháng ăn chay vừa qua, anh ấy đã tặng đồ ăn cho một số người bạn trong cộng đồng Hồi giáo. Anh ấy đã để lại lời nhắn trên đồ ăn rằng: Xin đừng quên những gì đã xảy ra với người Duy Ngô Nhĩ. “Tôi nhớ điều này đã kết nối tất cả mọi người. Tất cả những ai tiếp xúc với sự kiện tiếp cận đó đều bắt đầu tìm hiểu về sự khủng khiếp của ĐCSTQ,” anh nói.

Se Hoon Kim tiếp tục nói: “Nhiều người trong số họ đã gọi điện cho tôi và nói: Chúng tôi không biết về Pháp Luân Công trước đây, chúng tôi cũng không biết chuyện gì đã xảy ra ở Tây Tạng. Bạn có thể cho chúng tôi biết thêm về nó được không? Vì vậy, kiểu đối thoại này đang được thực hiện trong nhiều cộng đồng. Điều này cũng cho tôi cơ hội thiết lập tình bạn với rất nhiều người, giúp chúng ta không chỉ đối mặt với mối đe dọa do ĐCSTQ gây ra, mà còn để ĐCSTQ thấy rằng, những người bên ngoài chúng ta sẽ đoàn kết với nhau, và không bao giờ quên những gì ĐCSTQ đã làm.”

Theo Lâm Nghiên, video phỏng vấn, Epoch Times

Xem thêm:

Lâm Nghiên

Published by
Lâm Nghiên

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

3 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

4 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

5 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

7 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

7 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

8 giờ ago