Trung Quốc

Người Trung Quốc thắt chặt chi tiêu, hàng xa xỉ giảm giá mạnh

Với tình trạng suy thoái kinh tế và tiêu dùng yếu ở Trung Quốc, ngày càng nhiều người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc thận trọng khi chi tiêu cho những mặt hàng đắt tiền, khiến các nhãn hàng xa xỉ như Burberry, Versace…  trên các sàn thương mại điện tử Trung Quốc phải giảm giá mạnh, có khi mức giảm giá lên tới 50%.

(Ảnh minh họa: Ciegorctamoa/ Wikimedia)

Chỉ vài năm trước không thể tưởng tượng được có vấn đề cuộc chiến về giá, do sự phát triển của các thương hiệu xa xỉ bắt nguồn từ việc duy trì hình ảnh độc đáo và giá trị sản phẩm của họ.

Các thương hiệu xa xỉ thường giải phóng hàng tồn kho tại các trung tâm mua sắm hàng tồn kho (outlet malls) hoặc thông qua các kênh bán hàng tư nhân, họ hiếm khi đưa ra mức giảm giá sâu trên các nền tảng thương mại điện tử như Tmall. Do phụ thuộc tâm lý tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, liệu việc giảm giá hiện nay có thể giúp các thương hiệu này giải quyết hàng tồn kho hay không thì còn phải chờ xem.

Theo Financial Times, thương hiệu của Mỹ do Marc Jacobs thành lập lấy tên ông là Marc Jacobs, vào đầu tháng 7 đã tung ra thị trường túi xách, quần áo và phụ kiện trên nền tảng thương mại điện tử cao cấp Tmall Luxury Pavilion của Alibaba với mức giảm giá hơn 50%; tương tự cũng trên nền tảng này, thương hiệu thời trang cao cấp và sang trọng của Ý Bottega Veneta đang cung cấp khoản vay không lãi suất trong 24 tháng để mua túi xách.

Theo Luxurynsight, mức giảm giá trung bình vào năm 2024 từ các sản phẩm Versace và Burberry trên tất cả các kênh phân phối tại Trung Quốc có khi vượt quá 50%, cao hơn năm 2023 khi mức giảm của Versace và Burberry lần lượt còn là 30% và 40%.

Burberry tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nhu cầu sụt giảm đối với hàng hóa xa xỉ, đặc biệt là ở Trung Quốc. Công ty đã cảnh báo hôm thứ Hai rằng doanh thu bán lẻ trong ba tháng tính đến ngày 29/6 là 458 triệu bảng Anh (594 triệu USD), còn cùng kỳ năm trước đó là 589 triệu bảng Anh. Do lợi nhuận năm có thể sẽ thấp hơn dự kiến, công ty sẽ tạm dừng chia cổ tức cho cổ đông trong năm tài chính hiện tại để tiết kiệm tiền…

Theo báo cáo mới nhất của Burberry, doanh số bán hàng của công ty tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh số tại Trung Quốc đại lục giảm 21%. Doanh số bán hàng ở châu Mỹ giảm 23%.

Chủ tịch Gerry Murphy cho biết những con số này thật đáng thất vọng, cho thấy thị trường xa xỉ đang gặp nhiều thách thức hơn dự kiến. Những hành động mà công ty đang thực hiện, bao gồm cả việc cắt giảm chi phí, sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty trong nửa cuối năm nay.

Trong bối cảnh giữa những thách thức đối với doanh số bán hàng, công ty Burberry vào thứ Hai (15/7) đã bổ nhiệm Joshua Schulman làm giám đốc điều hành mới.

Giảm giá không nhất thiết là một điều tốt đối với một số người mua hàng xa xỉ. Tờ Financial Times dẫn lời Pooky Lee, giám tuyển thời trang và đồng giám đốc của công ty sáng tạo Poptag có trụ sở tại Thượng Hải, nói rằng việc giảm giá sâu đối với một số thương hiệu đã thay đổi quan điểm của họ về giá trị của chúng.

Lee nói: “Đối với nhiều người mua các thương hiệu thời trang và xa xỉ giá cao, họ ít nhiều mong đợi chúng sẽ duy trì được giá trị”.

Burberry không phải là thương hiệu xa xỉ duy nhất bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Vào tháng 3 năm nay, gã khổng lồ hàng xa xỉ Kering của Pháp đã đưa ra cảnh báo lợi nhuận, cho biết nhu cầu đối với thương hiệu xa xỉ lớn Gucci của họ đang giảm ở Trung Quốc.

Những người quen thuộc với vấn đề này nói với Bloomberg rằng trong 3 – 4 tháng đầu năm 2024, Balenciaga thuộc sở hữu của Kering đã chứng kiến ​​mức giảm giá trung bình 40%. Cùng kỳ năm ngoái, Balenciaga chỉ giảm giá trong tháng 1, với tỷ lệ chiết khấu trung bình khoảng 30%.

Tuần này, dữ liệu mới nhất được công bố bởi hai tập đoàn đồng hồ lớn nhất Thụy Sĩ là Richemont và Swatch Group AG, xác nhận rằng sự suy giảm thị trường do Trung Quốc thống trị là rất nghiêm trọng.

Tập đoàn Richemont cho biết hôm thứ Ba (16/7) rằng, doanh số bán hàng của các thương hiệu đồng hồ của họ trong 3 tháng tính đến tháng 6 đã giảm 13%, chủ yếu do doanh số bán hàng tại Trung Quốc đại lục giảm 27%… Doanh số bán hàng của Swatch tại Trung Quốc trong nửa đầu năm nay cũng giảm mạnh 30%, tổng doanh thu giảm 14% và lợi nhuận hoạt động giảm 70%.

Trương Đình

Published by
Trương Đình

Recent Posts

Đại học Wollongong (Úc) bác thông tin không nhận hồ sơ học sinh 5 tỉnh, thành Việt Nam

Liên quan việc trường Đại học Wollongong (Úc) không nhận hồ sơ từ 5 tỉnh,…

2 giờ ago

Bão Trami sắp vào biển Đông, gây đợt mưa rất lớn dọc miền Trung

Bão Trami (bão số 6) sẽ vào biển Đông trong tuần này, có khả năng…

2 giờ ago

Nga phản ứng về việc ông Trump nói ông đã từng đe dọa tấn công Moskva

Ông Peskov lưu ý rằng “hiện tại có rất nhiều tuyên bố gay gắt, rất…

3 giờ ago

Bộ GD&ĐT yêu cầu thu hồi bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

Ông Vương Tấn Việt  (Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang) bị thu…

4 giờ ago

Tiêm kích Nhật Bản xuất kích chặn máy bay trinh sát H-6, Y-9 của Trung Quốc

ĐCSTQ điều động một máy bay ném bom và máy bay trinh sát bay qua…

5 giờ ago

Năm chủ điểm thách thức lớn nhất đe dọa liêm chính bầu cử Hoa Kỳ 2024

Hoa Kỳ đang gặp phải rất nhiều thách nghiêm trọng liên quan đến tính liêm…

5 giờ ago