Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thiết lập một hệ thống kiểm duyệt trực tuyến rộng rãi và phức tạp nhất trên thế giới, khiến người dân phải tìm mọi cách “leo tường” để nhận thông tin chân thực. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ riêng tỉnh Chiết Giang đã có 57 cá nhân đã bị xử phạt hành chính vì đã vượt tường lửa. Điều này phản ánh việc ĐCSTQ đang mở rộng hệ thống kiểm duyệt ra nước ngoài.
Theo thông tin kết quả xử phạt hành chính từ “Mạng phục vụ các vấn đề chính quyền Chiết Giang“, tính đến ngày 4/9/2020, có 58 trường hợp bị xử phạt hành chính về hành vi “thiết lập và sử dụng trái phép các kênh kết nối mạng quốc tế không theo luật định”, trong đó có 1 trường hợp là công ty và 57 trường hợp còn lại là cá nhân.
Năm 2019, có 11 trường hợp bị xử phạt hành chính với lý do tương tự, trong đó, 6 trường hợp là doanh nghiệp và 5 trường hợp là cá nhân. Lùi về thời gian trước nữa, tháng 9/2018, chỉ có một công ty bị xử phạt, còn lại không có trường hợp nào liên quan.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cá nhân cho thấy, những người này đã tải phần mềm vượt tường lửa UU, Shadowrocket… thông qua tìm kiếm từ Baidu trên điện thoại di động của họ, hoặc mua truy cập mạng quốc tế từ người khác thông qua WeChat mà Mạng Viễn thông Công cộng Quốc gia của Bộ Bưu chính Viễn thông cung cấp. Hoặc tải xuống và sử dụng phần mềm “IP Wizard”, hoặc mua mạng riêng ảo VPN, v.v., để vượt tường lửa truy cập các trang web nước ngoài như YouTube, Facebook…
Các hình thức xử phạt hành chính, hầu hết được công bố là “khiển trách tại chỗ”, “thi hành tại chỗ” và phạt tiền.
Trên thực tế, một lượng lớn bằng chứng cho thấy, trong những năm gần đây, không ít người đã bị ĐCSTQ định tội và kết án vì đã đăng bài, chuyển tiếp hoặc trích đăng, thích và trả lời các bài viết trên các nền tảng xã hội nước ngoài như Twitter, YouTube… Một số người chỉ đơn giản là “leo tường” để xem nội dung các trang hải ngoại, thậm chí không hề có phát biểu ý kiến nào cũng bị “hỏi thăm” xử phạt hành chính.
Phân tích về việc gia tăng xử phạt đối với hành động vượt tường lửa, trước tiên hãy xem xét cách ĐCSTQ nắm được thông tin của những người ‘leo tường’ này như thế nào, “Liệu có phải rất nhiều VPN là do ĐCSTQ gài bẫy?”
Công ty bảo mật Mỹ VPNPro đã tiến hành khảo sát và kết quả cho thấy, rất nhiều dịch vụ VPN không hề an toàn như họ nghĩ. Hiện trên thế giới có 97 dịch vụ VPN lớn, do 23 công ty mẹ phát triển, trong đó có 6 công ty mẹ có trụ sở tại Trung Quốc. Sáu công ty này cung cấp 29 dịch vụ VPN, nhưng nhiều nhà cung cấp đã che giấu thông tin công ty mẹ thực sự đứng sau nhằm tránh sự nghi ngờ của người dùng.
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng nếu người dân sử dụng dịch vụ VPN của Trung Quốc, quan chức của ĐCSTQ sẽ tiến hành kiểm tra lịch sử truy cập mạng của họ. ĐCSTQ có thể phân tích dữ liệu để xác định danh tính và hành vi truy cập mạng, đồng thời trích xuất dữ liệu ra ngoài.
Do đó, khuyến cáo cho những người tại Trung Quốc muốn tìm hiểu thông tin chân thực ở nước ngoài, trước hết nên chú ý đến an toàn, lựa chọn sử dụng các công cụ đáng tin cậy để vượt tường lửa, đồng thời chú ý đến bảo mật mọi thông tin cá nhân sau khi truy cập Internet.
Thứ hai, một số công ty công nghệ ở nước ngoài có thể đã “hai mang” cung cấp thông tin người dùng cho ĐCSTQ.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bị chính quyền “hỏi thăm” hoặc xử phạt, người dân có thể hỏi cảnh sát xem họ có thông tin về việc vượt tường như thế nào, nếu là do các công ty công nghệ cung cấp thì có thể thu thập bằng chứng và tìm cách khởi kiện các công ty này ở nước ngoài.
Ngoài ra, nhiều người luôn hiểu lầm rằng ĐCSTQ đang thực hiện phong tỏa mạng internet, trên thực tế là chính quyền đang thực hiện “chính sách ra khơi”, bao gồm cả “thương mại điện tử ra khơi”, “nội dung ra khơi”, vì vậy kiểm duyệt trực tuyến cũng nương theo đó mà ra khơi lùng bắt. Nói cách khác, về mặt nội dung, ĐCSTQ là muốn truyền bá một bộ những thứ của họ bày ra trên toàn thế giới, đồng thời tránh tự do nhân quyền (về thông tin) ở nước ngoài tiến nhập quốc nội.
Cuộc đàn áp trực tuyến của ĐCSTQ đối với người Trung Quốc, từ việc kiểm duyệt nội dung của website, xóa các bài đăng, bắt giữ người ở khắp các tỉnh thành, đàn áp các nhân vật nổi tiếng trên Internet, yêu cầu lên mạng bằng tên thật… đã thực hiện ở Trung Quốc Đại Lục và hiện đang “xuất khẩu” cuộc bức hại này ra hải ngoại.
Thanh Hà
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…