Nhiều dấu hiệu cho thấy giới nhà giàu Trung Quốc đã và đang tăng cường tìm kiếm các kênh đầu tư để chuyển tài sản ra nước ngoài vì cảnh giác trước những biến động chính trị – xã hội đầy bất trắc tại Trung Quốc.
Theo Reuters, giới quản lý quỹ và các nguồn tin trong ngành cho biết những người Trung Quốc giàu có đang giảm thiểu nắm giữ chứng khoán trong nước và ngày càng tập trung vào các tài sản ở Mỹ và các nơi khác ở nước ngoài, xu hướng này được cho là sẽ tăng tốc vào năm 2023.
Họ cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc năm nay bị vùi dập vì chống COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán), ngày càng có nhiều lo ngại về triển vọng kinh tế bấp bênh của Trung Quốc bên cạnh tác động địa chính trị đối với nước này từ cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine.
“Báo cáo Hurun năm 2022” công bố ngày 8/11 cho thấy người giàu Trung Quốc có tài sản giảm mạnh nhất trong năm nay. Chủ tịch Rupert Hoogewerf của Hurun cho biết: “Về Danh sách người giàu Trung Quốc của Hurun, năm nay là năm sụt giảm lớn nhất trong 24 năm qua”.
Theo dữ liệu của Eurekahedge, trong năm nay (tính đến cuối tháng 11) các quỹ phòng hộ tại Trung Quốc đã lỗ 12,9%, có thể là tồi tệ nhất kể từ năm 2011, vấn đề làm nổi lên triển vọng ảm đạm về lợi nhuận tại Trung Quốc.
Giới công ty quản lý tài sản cũng cho biết những người Trung Quốc giàu có cũng lo ngại về kế hoạch “thịnh vượng chung” của lãnh đạo Tập Cận Bình, đồng thời cho biết thêm rằng họ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư bất động sản và vốn cổ phần tư nhân ở nước ngoài tại các quốc gia như Mỹ và Nhật Bản. Ông Jason Hsu – người sáng lập và chủ tịch của công ty quản lý tài sản Rayliant Global Advisors có trụ sở tại Boston cho biết: “Mọi thứ đang bắt đầu thay đổi”.
Ông nói rằng ông đã nhận được nhiều yêu cầu từ những người Trung Quốc giàu có muốn hiểu chính sách kinh tế và các quy tắc đầu tư của Mỹ.
Một nhà quản lý danh mục đầu tư tại văn phòng gia đình có trụ sở tại Hồng Kông với tài sản trị giá hơn 1 tỷ USD nói với Reuters rằng từ cuối năm ngoái ông đã cắt giảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản Trung Quốc trong danh mục đầu tư của mình từ 80% xuống 30%, tuy nhiên vẫn muốn tiếp tục cắt giảm. Ông hiện đã tăng đầu tư vào các ngành năng lượng và bất động sản ở nước ngoài, đặc biệt là ở Nhật Bản và Mỹ, ngoài ra cũng tập trung thêm vào đầu tư mạo hiểm. Người này đã yêu cầu giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.
Một đối tác tại một văn phòng gia đình Trung Quốc khác với tài sản quản lý hơn 1 tỷ USD cho biết công ty của ông đã dành “rất nhiều thời gian” để nghiên cứu các cơ hội đầu tư ở Nhật Bản và Mỹ, đồng thời theo dõi chặt chẽ việc mở cửa trở lại của Trung Quốc.
Theo một email mà Reuters biết được, Lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông đã tổ chức hai cuộc họp trực tuyến vào tháng 10 và tháng 11 để kết nối các văn phòng gia đình ở Trung Quốc Đại Lục với các nhà quản lý quỹ Mỹ, vấn đề nhấn mạnh mối quan tâm ngày càng tăng của giới nhà giàu Trung Quốc trong việc bảo toàn tài sản gia đình.
Tại một cuộc họp vào tháng trước, Chủ tịch David Einhorn của quỹ đầu cơ Greenlight Capital và Ken Goldman thuộc văn phòng gia đình của Eric Schmidt (cựu Giám đốc điều hành Google) đã được mời tham dự cuộc họp. Goldman cho biết ông đã tham dự cuộc họp.
Lãnh sự quán Mỹ nói với Reuters rằng họ thường xuyên giải thích các xu hướng kinh tế và đầu tư của Mỹ cho nhiều nhóm khác nhau.
Người đứng đầu bộ phận đầu tư Đại Trung Hoa (Greater China) tại UBS Group AG (ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Thụy Sĩ) là Eva Lee cho biết, trong vài năm qua những người Trung Quốc giàu có có thể đã kiếm được rất nhiều tiền từ thị trường nội địa, nhưng giờ đây họ nhận thấy rằng điều đó không còn hiệu quả. “Các nhà đầu tư đã có được bài học trong năm nay và họ nhận ra rằng đa dạng hóa là rất quan trọng”, bà nói thêm.
Các chuyên gia chỉ ra rằng từ lâu trước khi chính quyền Bắc Kinh thực hiện phong tỏa theo chính sách ‘Zero COVID’, tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Trung Quốc đã sẵn sàng “kiếm lời” bằng cách mua bất động sản ở nước ngoài và gần đây họ cũng đã mua vào một lượng lớn bất động sản ở Singapore; theo thống kê, nguồn mua chính bất động sản Singapore trong 8 tháng đầu năm nay nhiều nhất đến từ Trung Quốc.
Về vấn đề này, phó giáo sư Miao Ying thuộc Khoa chính trị Đại học Aston (Anh) nói với Đài VOA (Mỹ) vào đầu tháng 12 rằng mạng xã hội Trung Quốc có trào lưu “học chạy” (Run Xue: chỉ nghiên cứu về cách rời khỏi Trung Quốc và di cư đến các nước phát triển), tiên phong là những người thuộc tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu đã sớm lên kế hoạch mua bất động sản ở nước ngoài từ trước khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp kiểm soát và phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Họ đi trước một bước chuẩn bị đầy đủ cho những bất ổn kinh tế hoặc xã hội có thể xảy ra tại Trung Quốc. Những người Trung Quốc thuộc tầng lớp trung lưu trở lên bây giờ mua bất động sản ở nước ngoài đều là cân nhắc trước, không phải là kiểu quyết định nhất thời hay bốc đồng.
Ngoài ra cũng phải kể “điểm nhấn” hệ thống “Thuế vàng giai đoạn 4” của nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ được triển khai để bắt đầu từ năm tới tăng thuế đối với nhóm người thu nhập cao. Vấn đề này được nhiều chuyên gia cảnh báo đây là lúc nhà cầm quyền khởi động “thu gom”, nếu muốn “run” (chạy) thì phải tận dụng thời cơ hành động cho nhanh.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…