Cảnh sát tỉnh Hà Bắc mới đây đã bắt một phụ nữ 22 tuổi, tình nghi mang thai hộ và bán đứa con chưa đầy tháng của mình cho một công ty công nghệ y tế tại tỉnh Sơn Đông với giá 70.000 nhân dân tệ (tương đương 246.000.00 VNĐ).
Khi vụ việc bán trẻ sơ sinh được báo cáo, dư luận lo ngại về việc liệu công ty y tế này có đang mua trẻ sơ sinh để tiến hành các thí nghiệm trên người hay không. Nhưng sau đó các nhà chức trách đã chặn báo cáo chính thức. Cảnh sát tại hai địa phương liên quan cũng im lặng về vụ việc.
Đài Á Châu Tự Do đưa tin, ngày 25/8, Sở Công an quận Cô Nguyên, thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, thông báo một phụ nữ 22 tuổi, họ Nhâm, đã bị bắt vào ngày 14/8.
Người này bị tình nghi đã bán đứa con chưa đầy tháng của mình, cho một công ty công nghệ y tế tại quận Khuê Văn, thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, với giá 70.000 nhân dân tệ (tương đương 246.000.00 VNĐ). Cảnh sát cho biết, người phụ nữ liên quan đến vụ án đã được chuyển cho cảnh sát tỉnh Sơn Đông tiếp tục xử lý. Nhưng phía cảnh sát không tiết lộ tên của công ty công nghệ y tế có liên quan.
Sau thông tin về vụ việc nêu trên, dư luận bàng hoàng trước mục đích mua trẻ sơ sinh của các công ty công nghệ y tế. Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi về hành vi thu mua trẻ sơ sinh của công ty này.
Mặc dù tin tức không mô tả cụ thể, nhưng đông đảo cư dân mạng đã đặt câu hỏi: “Tại sao công ty y tế tỉnh Sơn Đông này lại mua bán trẻ em? Rốt cuộc cá nhân nào đứng sau công ty y tế hay công ty đó tự thu mua? Phải điều tra rõ động cơ! Chắc không phải làm thí nghiệm trên người đâu nhỉ?” Hy vọng rằng các quan chức sẽ thông báo thêm về tên của công ty công nghệ y tế này.
Nhiều cư dân mạng nói: “Các công ty y tế mua người sống để làm gì? Đây chỉ là một trường hợp cá biệt thôi sao? Trong đó liệu có liên quan đến các chuỗi buôn bán bất hợp pháp, như mua và bán nội tạng từ người sống hay không? Phải chăng phía sau còn một bối cảnh rộng lớn hơn? Luật pháp và các vấn đề đạo đức cần khơi dậy sự quan tâm của các ban ngành liên quan và xã hội.”; “Đề tài này dễ khiến người ta ngẫm mà thấy hãi hùng! Nhưng thực chất đây là một công ty mang thai hộ và bán trẻ sơ sinh phi pháp …”
Báo cáo của cảnh sát đã bị xóa chỉ vài giờ sau khi được công bố. Tin tức liên quan được chuyển tiếp bởi Weibo chính thức của “Nhật báo Hà Bắc”, tờ báo của Tỉnh ủy Hà Bắc. Thông báo của cảnh sát được chuyển tiếp bởi một số trang web cổng thông tin khác của Trung Quốc.
Tất cả đều được che chắn bởi mạng lưới của ĐCSTQ. Đến nỗi cảnh sát tại tỉnh Hà Bắc và tỉnh Sơn Đông, những người xử lý vụ án, đã im lặng về vụ việc trên.
Về khả năng nghi ngờ phía sau vụ án có liên quan đến việc sử dụng trẻ sơ sinh để làm thí nghiệm trên người, ông Lưu nói với Đài Á Châu Tự do: “Người ta dự đoán rằng đó là một thí nghiệm trên người. Tôi không dám nói về điều đó. Tại Đại Lục của chúng tôi, có rất nhiều trẻ em bị bán và thất lạc, có tố giác cũng vô ích. Thông tin bị bưng bít rất nghiêm, tôi cũng không dám lên tiếng.”
Trước đó, bà Nhâm Thụy Hồng, cựu giám đốc điều hành cấp cao của Hiệp hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, cũng cho biết giới y học luôn nói rằng Trung Quốc tiến hành thí nghiệm trên người, nhưng ít người biết chi tiết.
Bà Nhâm Thụy Hồng cho biết: “Các công ty công nghệ y tế mua trẻ em và sử dụng chúng cho các thí nghiệm trên người. Gồm cả việc một số trẻ em mất tích không thể giải thích được. Không có lằn ranh nào cho những thí nghiệm trên người này ở Trung Quốc. Bạn biết rằng những thứ như chỉnh sửa gen chỉ có thể xảy ra ở Đại Lục. Đôi khi họ dùng trẻ em để chiết xuất ra thứ gì đó. Nghe nói là dùng để chống lão hóa. Bởi chuyện này trái luân thường đạo lý quá mức, nên lần này mới bị phanh phui.”
Một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do đã liên hệ với Văn phòng Công an quận Cô Nguyên, nơi nghi phạm bị bắt giữ. Nhưng văn phòng này đã từ chối tiết lộ thông tin liên quan. Các nhân viên của văn phòng trả lời rằng họ không biết rõ cụ thể vụ việc này liên quan đến công ty công nghệ nào tại tỉnh Sơn Đông. “Chỗ chúng tôi chỉ hỗ trợ xử lý vụ án. Chúng tôi không biết chính xác chuyện gì đang xảy ra. Bạn có hiểu không?”, đồng thời, yêu cầu phóng viên tìm kiếm trên Internet.
Viên cảnh sát của Sở Công an quận Khuê Văn, thành phố Duy Phường, cũng từ chối trả lời với lý do không rõ sự tình, và nói rằng họ không phải là Ban Tuyên giáo.
Khi một phóng viên gọi đến Cục Y tế quận Khuê Văn, thành phố Duy Phường, nơi quản lý các công ty y tế, thì phát hiện ra rằng hệ thống điện thoại của văn phòng bị hạn chế trả lời các cuộc gọi từ bên ngoài.
Trên thực tế, việc mua bán phụ nữ và trẻ em là chuyện bình thường trong xã hội Trung Quốc. Trước kia đã có rất nhiều trường hợp cha mẹ bán chính đứa con ruột của mình. Một lượng lớn trẻ em bị buôn bán và mất tích đang bị nghi ngờ.
Nhân viên công tác xã hội nghi ngờ rằng nhiều trẻ em mất tích đã bị giết hoặc bị sử dụng để chữa bệnh bất hợp pháp, gồm cả việc buôn bán nội tạng. Nhưng chính quyền Trung Quốc từ chối đưa ra những phản hồi tích cực.
Tính đến thời điểm vụ việc được công bố, vụ mua bán trẻ sơ sinh này đã đạt 320 triệu lượt đọc trên Weibo.
Lô Dĩ Tâm, Vision Times
VIDEO: 4 THÍ NGHIỆM BẠI HOẠI CỦA TRUNG QUỐC
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…