Tưởng niệm nhạc sĩ bị ĐCSTQ tra tấn và giết hại nhân danh Thế vận hội

Tháng 2/2022, Thế vận hội Mùa Đông dự định diễn ra tại Bắc Kinh sẽ khiến thành phố này trở thành nơi đầu tiên trên thế giới đăng cai cả Thế vận hội Mùa hè (2008) cũng như Thế vận hội Mùa đông (2022). Nhưng Thế vận hội này lại diễn ra trong hoàn cảnh nhiều nước đang lên án chế độ cộng sản Trung Quốc gây ra đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, đồng thời thực hiện tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Có nghị sĩ Hoa Kỳ đã ví Thế vận hội 2022 tại Trung Quốc còn “tồi tệ hơn” Thế vận hội 1936 tại Berlin dưới thời Đức Quốc xã. Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đã là một thảm kịch nhân quyền, vậy thì Thế vận hội 2022 sẽ ra sao? Thế vận hội Bắc Kinh không phải là Thế vận hội của Trung Quốc, mà là Thế vận hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc! Dưới đây xin được giới thiệu bài viết tưởng niệm một nhạc sĩ đã bị ĐCSTQ giết hại nhân danh Thế vận hội 2008.

*

Trong một căn phòng nhỏ sáng sủa, sạch sẽ, khắp nơi đều là cỏ xanh, với cây đàn guitar bừng sáng và tiếng trống rộn ràng, Tiểu Quyên cầm bình tưới hoa và cất tiếng hát nhẹ nhàng của mình: “… Mái nhà của tôi, là một mảnh đất nhỏ tròn, cỏ xanh mọc khắp nơi…” Đây là MV “My Home” đầu tay của ban nhạc đồng quê “Tiểu Quyên & Cư dân nơi thung lũng”, cũng là MV cuối cùng của Vu Trụ, một tay trống kiêm nghệ sĩ thổi kèn harmonica. Khi MV được phát hành vào năm 2008, Vu Trụ đã vĩnh viễn rời xa những người anh yêu thương.

Ban nhạc “Tiểu Quyên & Cư dân nơi thung lũng”. Vụ Trụ ngồi bên trái cùng. (Ảnh: The Epoch Times)

“My Home” được quay vào mùa đông lạnh lẽo ở Bắc Kinh, nhưng lại truyền tải những cảm xúc của mùa xuân. Tất cả các cảnh quay đều được hoàn thành tại ngôi nhà của Tiểu Quyên ở vùng ngoại ô. Đó là một ngôi nhà được tạo nên từ cây xanh, hoa tươi, tranh tường, trà và âm nhạc. Đơn giản, hạnh phúc và tràn đầy ánh nắng.

Vì nhà của Tiểu Quyên rất nhỏ nên tác phẩm đã hoàn thành với nhiều cảnh kỳ lạ và sáng tạo. Chẳng hạn như chơi guitar dưới cây đàn piano, trốn trong tủ hát và đánh trống… Mọi người đều có vẻ rất hạnh phúc.

Vu Trụ nho nhã và là một nghệ sĩ rất có thực lực. Nhưng đạo diễn yêu cầu anh ấy phải hài hước hơn. Vu Trụ sống nội tâm và rất “nghe lời”. Mặc dù biểu cảm trước ống kính không thay đổi nhiều nhưng anh ấy quả thực đã rất hài hước.

Âm nhạc của “Tiểu Quyên & Cư dân nơi thung lũng” sôi động, tươi sáng và tràn đầy niềm vui trẻ thơ. Với tiếng hát mộc mạc của họ, người ta cảm thấy được quay trở lại thời thơ ngây chưa vướng bận. Vì vậy, ban nhạc được lòng mọi lứa tuổi và tầng lớp.

Vu Trụ, tay trống của ban nhạc, là một người đàn ông tài năng. Anh tốt nghiệp khoa tiếng Pháp của Đại học Bắc Kinh và thông thạo nhiều thứ tiếng. Tuy nhiên anh thích âm nhạc, thành thạo guitar, bộ gõ, kèn harmonica, và hát cũng rất hay. Thường ngày Vu Trụ đa tài đa nghệ giống như một triết gia, nghiêm túc mà hài hước. Bạn bè đều nói rằng anh không nói thì thôi, đã nói là sẽ khiến người ta cười nghiêng ngả.

Vu Trụ rất ngầu, cao khoảng 1m8, dáng mảnh khảnh. Quan hệ giữa anh và mọi người rất tốt, nhà anh thường là nơi tụ tập bạn bè sôi nổi. Vợ của Vu Trụ là Hứa Na. Cô tốt nghiệp Học viện Phát thanh Truyền hình Bắc Kinh chuyên ngành biên đạo nghệ thuật. Hứa Na làm thơ rất hay và vẽ tranh rất đẹp. Cô tự học và khá nổi tiếng trong giới thủ công mỹ nghệ.

Vu Trụ và Hứa Na. (Ảnh: Minghui.org)

Năm 1995, Vu Trụ biết đến Pháp Luân Đại Pháp từ một người bạn. Cả hai đều cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp thực sự rất tuyệt vời.

Nhắc đến vợ chồng Vu Trụ, bạn bè đều thốt lên: “Hai người họ thật tốt bụng.” “Chỉ có thể miêu tả họ bằng sự lương thiện. Tôi không thể tìm được từ nào khác phù hợp hơn.” Sau khi bắt đầu học, cảm thấy Đại Pháp rất tốt, họ thường giới thiệu cho bạn bè của mình. Vu Trụ cũng tình nguyện tham gia dịch cuốn “Chuyển Pháp Luân” phiên bản tiếng Pháp.

Dẫu thân hay sơ, Vu Trụ đều đối xử tốt với những người mình gặp. Có lần một người lạ đến nhà và nói với anh ấy rằng mình đã gặp khó khăn như thế nào. Vì giúp đỡ người này, vợ chồng Vu Trụ đã rút ra hơn 800 nhân dân tệ từ 1.000 nhân dân tệ tiền sinh hoạt mà hai vợ chồng có trong tháng đó, chỉ để lại cho mình một ít tiền ăn.

Vu Trụ chăm sóc bạn bè rất chu đáo. Bắc Kinh là nơi hội tụ nghệ sĩ khắp cả nước, ai cũng hy vọng sau này có thể đạt được thành tựu gì đó trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Nhưng để hòa mình vào làng giải trí không dễ chút nào. Có một thuật ngữ được gọi là “Dân lang thang Bắc Kinh”, là nói về nhóm nghệ sĩ sống lang thang ở Bắc Kinh vì ước mơ nghệ thuật của họ. Cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.

Gia đình Vu Trụ sống ở Bắc Kinh và cuộc sống tương đối ổn định nên anh thường giúp đỡ những đồng nghiệp này. Anh để họ sống miễn phí trong căn nhà mà anh đã thuê, giúp đỡ họ về tài chính, v.v..

Vu Trụ rất bao dung với mọi người. Khu đô thị Bắc Kinh quá rộng và giao thông không thuận tiện. Một lần, một người bạn hẹn gặp Vu Trụ ở nhà ga, nhưng anh ấy đã rất lo lắng khi đến muộn hơn một tiếng đồng hồ. Tới nơi thì Vu Trụ quả thực đã đợi ở nhà ga cả tiếng đồng hồ. Hai người gặp nhau, Vu Trụ còn không hỏi tại sao lại bạn mình đến muộn dù chỉ một câu, anh chỉ nhẹ nhàng nói: “Đi thôi!” và đi làm việc cần làm. Sau này anh cũng không bao giờ đề cập về việc đó. Đến giờ, người bạn này vẫn rất xúc động khi kể về chuyện cũ.

Vu Trụ rất có ý thức về lợi ích cộng đồng. Có lần, anh cùng bạn bè lái xe đi làm việc. Hôm đó không biết sao lại có một tảng đá lớn trên đường. Tất cả xe cộ đều đi vòng quanh tảng đá, khiến đường tắc nghẽn. Mọi người không quan tâm đến tảng đá đó. Chỉ có Vu Trụ đỗ xe xuống trước tảng đá, tự mình di chuyển nó đi. Thấy đường thông suốt, anh ấy mới vỗ tay hài lòng rồi tiếp tục lái xe. Bạn bè của anh đều ngưỡng mộ thốt lên, thời này còn có một người tốt như vậy sao?

Ngày 20/7/1999, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Vu Trụ và Hứa Na cảm thấy họ phải nói lời công bằng về Pháp Luân Đại Pháp, môn công pháp giúp hàng trăm triệu người được thọ ích cả về thể chất và tinh thần này. Họ đến Quảng trường Thiên An Môn và muốn thỉnh nguyện, nhưng chính quyền ĐCSTQ đã từ chối lắng nghe họ.

Tháng 8/1999, họ tham dự một cuộc họp mặt ở Phòng Sơn, Bắc Kinh. Lần đó, hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã đến. Trong đó có Vương Bân, một nghiên cứu sinh tiến sĩ, người sau đó đã bị ĐCSTQ kết án bất hợp pháp và hiện đang ở Mỹ (Ông đã bị đưa vào trại cải tạo lao động của ĐCSTQ hai lần). Ngoài ra còn có cô Lưu Quế Phù, hiện đang sống lưu vong tại hải ngoại. Và còn có người em trai Hoàng Hùng của tiến sĩ Hoàng Vạn Thanh, học viên Pháp Luân Công Hoa Kỳ. Ông Hoàng Hùng hiện vẫn mất tích, sống chết không rõ.

Sau cuộc bức hại, mọi người đều muốn gặp gỡ và trao đổi cảm nhận của mình. Để chăm sóc cho những người khác, vợ chồng Vu Trụ, Hứa Na đã rời đi hơi muộn. Họ bị cảnh sát chặn lại và bắt vào trại giam trong 40 ngày.

Vì không bắt được ai khác nên cảnh sát coi cặp vợ chồng này là “người tổ chức” cuộc tụ họp và thẩm vấn họ nghiêm ngặt. Nhưng cả hai kín tiếng và không tiết lộ bất kỳ thông tin nào. Trước mặt cảnh sát họ thể hiện ra sự đại thiện, đại dũng, bác ái và đại nghĩa, khiến cảnh sát khâm phục. Sau khi được thả, cảnh sát địa phương từ chối gây khó dễ cho họ.

Năm 2001, Lý Tiểu Lệ, một học viên Pháp Luân Công đến từ Tứ Bình, vùng Đông Bắc Trung Quốc sống tại nhà của Hứa Na, đã bị bắt (và sau đó bị tra tấn đến chết). Ngày 3/7, cảnh sát an ninh quốc gia thành phố Bắc Kinh đã bắt cóc Hứa Na ở Thông Châu. Tháng 11, Tòa án trung cấp Phòng Sơn, Bắc Kinh đã kết án Hứa Na 5 năm tù phi pháp.

Trong nhà tù nữ Bắc Kinh, Hứa Na gặp phải đủ kiểu ngược đãi, nhưng cô vẫn không khuất phục. Sau đó, được sự cho phép của quản giáo Chu Anh, Hứa Na bị tra tấn bằng cách nhốt vào xà lim nhỏ. Năm 2004, Hứa Na lại bị chuyển đến một đội lao động “không có Pháp Luân Công” để cô lập cô nghiêm ngặt hơn.

Trong nhà tù, Hứa Na luôn nói với các tù nhân rằng Pháp Luân Công dạy mọi người tu tâm hướng thiện và kể sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Cô đã khiến nhiều tù nhân và cảnh sát cảm động trước lòng tốt và những hành động chính nghĩa của mình.

Lâu dần, cả cảnh sát và tù nhân đều cảm thấy Hứa Na nói rất hay và đúng đắn. Vì lo lắng Hứa Na sẽ biến mọi người trong nhà tù (từ cảnh sát đến tù nhân) thành học viên Pháp Luân Công, quản giáo thường điều chuyển đội cho cô ấy. Mỗi lần chuyển đội, các tù nhân đều rơi nước mắt khi tiễn biệt cô.

Trong khi vợ bị giam giữ, Vu Trụ, Tiểu Quyên và Tiểu Cường đã thành lập một ban nhạc ba thành viên có tên “Tiểu Quyên & Cư dân nơi thung lũng”. Họ hát các bài hát đồng quê và dân ca truyền thống của nhiều quốc gia khác nhau cho người hâm mộ âm nhạc. Họ rất nổi tiếng ở bất cứ nơi nào họ đi qua và có một nhóm người hâm mộ trung thành.

Vé vào buổi biểu diễn của “Tiểu Quyên & Cư dân nơi thung lũng”. (Ảnh: The Epoch Times)

Tiểu Quyên là một người khuyết tật, đi lại không tiện. Nhờ sự giúp đỡ của Tiểu Cường và Vu Trụ, cô đã vững vàng bước trên con đường nghệ thuật. Dần dần giọng hát nhẹ nhàng và tính cách lạc quan, cởi mở của cô ngày càng được nhiều người đón nhận.

Ban nhạc được nhiều người biết đến và thường xuyên đến các khách sạn lớn để biểu diễn. Năm 2007, ban nhạc đã thực hiện 3 chuyến lưu diễn đặc biệt. Các ca khúc “Vãn Hà” (Ráng chiều), “My Home”, “Cư dân nơi thung lũng”... rất được người hâm mộ yêu thích. “My Home” đã trở thành bài hát mở đầu và bế mạc trong mỗi buổi biểu diễn. Dưới sự góp ý của bạn bè, “My Home”, MV đầu tiên của nhóm nhạc ba người đã hoàn thành. Khi xem MV đó mọi người đều thốt lên: “Đẹp quá!”.

Tiểu Cường và Tiểu Quyên là một cặp. Vì Tiểu Quyên đi lại không tiện nên không cần nói cũng biết rằng Tiểu Cường sẽ chăm sóc cho Tiểu Quyên. Vu Trụ cũng luôn chăm sóc Tiểu Quyên. Anh chuyển nhạc cụ và rất bận rộn trên sân khấu.

Trong buổi biểu diễn “Ấm áp” đặc biệt ở Hàng Châu, một dàn hợp xướng gồm một nhóm các em nhỏ đã hát cùng ban nhạc. Bài hát sắp bắt đầu. Vu Trụ nghĩ rằng micro của các em không phù hợp, nên đã nhanh chóng điều chỉnh từng chiếc một, giúp các em có thể thể hiện tốt nhất.

“Một tấm vải đỏ lớn, vải đỏ và đóa hoa xanh, hoa từng đóa ngát hương, hoa từng đóa ngát hương…”

Tại buổi hợp xướng, Tiểu Cường nói rằng anh ấy sẽ tặng bài hát “Vải đỏ đóa hoa xanh” này cho tất cả các cô gái và bạn trai của họ. Vu Trụ rất “nghiêm túc” nói thêm rằng bài hát này cũng sẽ được tặng cho cha mẹ, ông bà nội và ông bà ngoại của họ…

Trải qua 42 năm khó khăn trong cuộc sống, Vu Trụ vẫn luôn hồn nhiên và hài hước: Tại sao không thể là vải đỏ và đóa hoa xanh, mà cứ phải là vải xanh và đóa hoa đỏ? Mong mọi người có thể duy trì sự ngây thơ này dẫu sống đến bao lâu.

Trong ca khúc cùng tên “Cư dân nơi thung lũng” của ban nhạc, màn biểu diễn harmonica của Vu Trụ như một dòng suối trong trẻo giữa thung lũng, đưa mọi người lạc vào một thế giới thật đẹp…

Cuối năm 2006, Hứa Na, vợ của Vu Trụ cũng được thả về nhà. Cặp đôi cuối cùng đã được đoàn tụ. Hứa Na tiếp tục thể hiện tài năng của mình trong thế giới thủ công mỹ nghệ. Về nhà không lâu sau, cô được phòng nghiên cứu sáng tạo thuộc Khoa Sơn dầu của Học viện Mỹ thuật Trung ương nhận vào học cao học mà không cần thi tuyển. Vì để đảm bảo việc học của vợ, Vu Trụ đã chuyển nhà đến khu vực gần khuôn viên trường.

Dường như mọi thứ đang đi vào quỹ đạo, và tràn đầy hy vọng, nhưng…

2008 là năm “Thế vận hội” của ĐCSTQ, ĐCSTQ coi Thế vận hội là “nhiệm vụ chính trị lớn nhất cần nắm bắt”. Trong “Năm Thế vận hội” này, ĐCSTQ đã tăng cường bức hại những người có tín ngưỡng và những người bất đồng chính kiến.

Ngày 26/1, khi Vu Trụ kết thúc buổi biểu diễn và lái xe về nhà, anh và vợ Hứa Na tình cờ gặp cảnh sát đang thẩm vấn trên đường. Cảnh sát nói rằng để “Chào mừng Thế vận hội”, nên muốn chặn và thẩm vấn các phương tiện đi qua.

Là các học viên Pháp Luân Công, Vu Trụ và vợ đã bị đưa thẳng đến Trung tâm giam giữ Thông Châu. Ngày 6/2, người nhà nhận được thông báo đến thăm nom và yêu cầu họ nhanh chóng đến Trung tâm Cấp cứu Thanh Hà, Bắc Kinh để thăm Vu Trụ. Khi người nhà vội vàng đến đó, Vu Trụ đã tắt thở. Cơ thể anh được phủ một tấm vải trắng, mặt vẫn đeo mặt nạ thở và hai chân đã lạnh ngắt…

Người nhà hỏi về nguyên nhân cái chết, lúc thì bác sĩ nói là “tuyệt thực”, lúc lại nói là bị “tiểu đường”. Người nhà nói rằng Vu Trụ khỏe mạnh và không hề mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, một người mới bị nhốt vào trại tạm giam 10 ngày, sao lại có thể chết vì “tuyệt thực”? Để che đậy tội ác, trại giam của ĐCSTQ đã buộc người nhà anh phải hỏa táng ngay hài cốt, nếu không họ sẽ “bao vây” người nhà của Vu Trụ với danh nghĩa “quấy rối”.

Gia đình Vu Trụ kiên quyết không đồng ý với việc hỏa táng thi thể của anh và yêu cầu khám nghiệm tử thi. Trại giam từng hứa sẽ lo chuyện hậu sự cho Vu Trụ, nhưng sau đó đột nhiên lại không giữ lời. Họ còn chuyển Hứa Na đến trại giam Bắc Kinh, nơi giam giữ các “tù nhân chính trị”“tù nhân nghiêm trọng” của ĐCSTQ.

Bấy giờ thi thể của Vu Trụ ở Trung tâm Cấp cứu Thanh Hà, Bắc Kinh. Hứa Na, vợ anh, thậm chí có thể không biết rằng Vu Trụ đã tử nạn. Bản thân cô cũng đang phải chịu đựng sự ngược đãi vô nhân đạo.

Hơn 100 năm trở lại đây, “Thế vận hội” hầu như đã thúc đẩy hòa bình thế giới và tình hữu nghị bình đẳng, sự tương trợ giữa mọi người. Những người thuộc các chủng tộc và tín ngưỡng khác nhau có thể cùng chung sống và cạnh tranh công bằng trong Thế vận hội. Hiện thân của con người và tính nhân văn có thể nói là giá trị nền tảng của Thế vận hội Olympic. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là Thế vận hội Olympic do Đức Quốc xã tổ chức.

Nhưng xét từ góc độ Thế vận hội là “nhiệm vụ chính trị lớn nhất” của ĐCSTQ, liệu điều này có còn là hiện thân cho tinh thần của Thế vận hội? Nếu không có những giá trị nền tảng mà nó mang theo, thì không thể gọi là một Thế vận hội thực thụ.

Chúng tôi kêu gọi mọi người từ khắp nơi trên thế giới từ chối Thế vận hội đẫm máu và giải cứu Hứa Na, cùng các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại như Hứa Na và những người bị bắt vì tín ngưỡng của họ ở Trung Quốc. Đồng thời tìm kiếm công lý cho Vu Trụ và những người tử nạn vì ĐCSTQ. Hãy bảo vệ con người, cũng như sự tôn nghiêm và những giá trị của nhân loại!

Vu Trụ đã ra đi, anh chưa bao giờ đòi hỏi thế giới này điều gì, mà còn dùng bản nhạc cuối cùng trong đời, lưu lại vẻ đẹp và niềm hạnh phúc trong ký ức của mọi người…

“… Mái nhà của tôi, là một mảnh đất nhỏ tròn, cỏ xanh mọc khắp nơi… “

Theo The Epoch Times tiếng Trung
Tác giả: Đồ Long, Mạnh Viên
Minh Nhật lược dịch

Xem thêm về trường hợp của bà Hứa Na:

Mời xem video:

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

16 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

23 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

9 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago