Trong một báo cáo đăng tải trên trang web viện chính sách Macdonald-Laurier của Canada vào tháng 12/2021, luật sư nhân quyền được đề cử giải Nobel Hòa bình David Matas và nhà làm phim tài liệu Caylan Ford đã nhắc lại thảm kịch nhân quyền đằng sau Olympic Bắc Kinh 2008 và cho rằng 14 năm về trước, thế giới đã từng làm ngơ trước một “Olympic diệt chủng”. Vì sao lại như vậy? Dưới đây là một số thông tin thống kê nhân quyền về Thế vận hội này.
Năm 2008, Trung Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic lần thứ 29 tại Bắc Kinh. Đêm khai mạc tại Sân vận động “Tổ chim” được truyền thông phương Tây mô tả là một sự kiện ngoạn mục, vượt trội so với các Olympic quá khứ về “số lượng, màu sắc, tiếng ồn và chi phí”. Tuy nhiên đằng sau những màn trình diễn “tuyệt vời” là một câu chuyện khác, lời hứa “Một thế giới, một giấc mơ” (One World, One Dream) không dành cho những cá nhân bị đàn áp dưới bóng tối của chế độ: những người tập Pháp Luân Công – môn khí công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp kể từ năm 1999.
Số liệu thống kê dưới đây được tổng hợp từ Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC), Tân Hoa Xã, Ủy ban Điều hành của Quốc hội Hoa Kỳ về vấn đề Trung Quốc (CECC) và Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty).
Thông tin về một chiến dịch đàn áp trong Olympic Bắc Kinh 2008 đã bắt đầu xuất hiện vào năm 2005. Và vào tháng 3 năm 2007, một chiến dịch lớn đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động nhằm đàn áp các thực thể “không mong muốn”.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, trong bối cảnh “tổ chức thành công Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 17 và Thế vận hội Olympic Bắc Kinh”, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang đã ra lệnh: “Chúng ta phải tấn công mạnh mẽ vào các thế lực thù địch trong và ngoài nước”, trong đó bao gồm Pháp Luân Công.
Vào tháng 7 năm 2007, Tân Hoa Xã đã đưa tin về một cuộc họp ngắn dành cho 54 Đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài với giám đốc chỉ huy an ninh của Thế vận hội Bắc Kinh. Theo đó: “… Quân đội sẽ chịu trách nhiệm quản lý việc kiểm soát biên giới và ngăn chặn các tổ chức Duy Ngô Nhĩ… những người tập Pháp Luân Công và người ly khai Tây Tạng tham gia vào Thế vận hội.”
Các tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc, cũng như các tài liệu nội bộ, cho thấy rằng người tập Pháp Luân Công sẽ bị loại khỏi việc tham gia Thế vận hội Bắc Kinh 2008, bất kể là ở tư cách vận động viên, huấn luyện viên, nhà báo hay khán giả.
Ủy ban Điều hành của Quốc hội Hoa Kỳ về vấn đề Trung Quốc cho biết: “Các thông báo chính thức về cuộc đàn áp đã được công bố công khai trên các trang Web của tất cả 31 khu vực tài phán cấp tỉnh của Trung Quốc trong năm 2007 – 2008.”
Nhiều thành phố đã đưa ra một hệ thống phần thưởng cho những ai báo cáo về người tập Pháp Luân Công. Reuters đưa tin cảnh sát Bắc Kinh đã treo thưởng lên tới 500.000 nhân dân tệ (73.150 USD) cho người cung cấp thông tin về các nhóm “không mong muốn”, trong đó có người tập Pháp Luân Công.
Trong 9 tháng trước Thế vận hội 2008, ít nhất 8.037 người tập Pháp Luân Công đã bị bắt trên 29 tỉnh, thành phố lớn và khu tự trị ở Trung Quốc.
Tác động của chiến dịch đàn áp trong Olympic 2008 vẫn còn hiện hữu đến tận Olympic 2016 ở Brazil. 8 năm sau, hàng nghìn người tập Pháp Luân Công và gia đình của họ vẫn phải sống trong hậu quả của chiến dịch đàn áp. Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ ước tính có ít nhất 150 người tập Pháp Luân Công bị bắt trong chiến dịch 2008 vẫn đang bị giam giữ vào thời điểm đó. Nhiều người khác đã qua đời trong khi bị giam giữ hoặc bị chết ngay sau khi được thả.
“Có thể phải mất nhiều năm nữa thế giới mới hiểu hết được cái giá thực sự của Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Nhưng ngay cả khi không có được thông tin này, cộng đồng quốc tế phải nhớ đến những nạn nhân vẫn đang bị giam giữ trong cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúng ta cần tiếp tục kêu gọi trả tự do cho họ – trước khi quá muộn”, Levi Browde, Giám đốc Điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ nói.
Theo thông tin đăng tải trên Faluninfo.net
Minh Nhật biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…