Vương Dương Minh dạy con: 3 điều quan trọng để làm người

Các bậc hiền đức thời xưa đều chú trọng đến việc giáo dục con cái ngay từ tấm bé. Họ không dạy con kiến thức để trở thành người tài giỏi, để ra làm quan mà trước hết họ giáo dục con trở thành người tốt, người lương thiện. Dưới đây là 3 điều quan trọng mà nhà tâm học Vương Dương Minh nổi tiếng để lại trong quá trình giáo dục con.

(Tranh minh họa qua Aboluowang.com)

Làm người tốt quan trọng hơn bất kỳ điều gì

Cổ ngữ nói: “Đạo đức truyền gia, thập đại dĩ thượng, phú quý truyền gia, bất quá tam đại”, đạo đức có thể truyền lại cho đời sau đến mười đời không hết, nhưng truyền lại phú quý giàu có thì bất quá chỉ đến ba đời là tiêu tan. Giữ gìn phẩm đức tốt đẹp mới là căn nguyên của gia đình hưng thịnh lâu dài.

Vương Dương Minh, triết gia bậc nhất thời nhà Minh, từng bị thái giám lộng quyền Lưu Cẩn đuổi giết, bị người trong làng tấn công, nhiều lần rơi vào tình thế nguy hiểm nhưng ông vẫn một lòng tin rằng thiện lương tất sẽ được phúc báo. Về sau này khi đã thành danh, Vương Dương Minh không nhớ thù cũ mà lấy ơn báo oán, trợ giúp người dân trong làng xây dựng nhà cửa, dạy học cho người dân và còn giúp họ làm việc đồng áng.

Trong một lá thư gửi con trai, Vương Dương Minh viết: Phàm là làm người, điều quan trọng ở tâm địa, tâm địa tốt là người lương thiện, tâm địa xấu là người hung ác. Ông cho rằng làm một người tốt là quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Ông ví lương tâm của con người giống như cuống của quả trên cây, nếu lương tâm mà hủ bại thì cũng giống như cái cuống bị thối và quả sẽ bị rụng mất.

Vương Dương Minh cho rằng, người thiện lương bởi vì trong tâm luôn thanh sạch và ôn hòa nên thường thường sẽ có được nhân duyên tốt lành, càng có nhiều bạn tốt hơn người khác. Người thiện lương luôn có ranh giới giữa ác và thiện nên họ không đi làm hại người khác cho nên họ cũng tự nhiên không có kẻ thù. Bởi vậy, giáo dục để con cái trở thành người lương thiện chính là tích phúc báo cho con cháu sau này.

Siêng năng đọc sách thánh hiền là điều cao quý nhất

Cổ ngữ nói: “Kinh sách là thứ được kế tục nhiều đời”. Điều thứ nhất trong gia huấn truyền lại cho đời sau, Vương Dương Minh viết: “Đọc sách là con đường chính yếu giúp con người thu hoạch được tri thức, trong quá khứ cũng vậy mà ngày sau cũng vậy”.

Vương Dương Minh cả đời chăm chỉ đọc sách. Thuở nhỏ, mỗi ngày ông đều đọc sách đến nửa đêm mới đi nghỉ, đến mức sức khỏe của ông yếu đi. Cha ông là Vương Hoa lo lắng cho sức khỏe của ông nên hằng đêm đều thức dậy gõ cửa phòng học, bắt ông đi ngủ sớm. Theo Vương Dương Minh, đọc sách không phải là đọc hết cuốn này đến cuốn khác mà phải hấp thụ được những tinh hoa trong sách, học và hành theo.

Vương Dương Minh là một vị quan văn võ song toàn, cả đời ông đọc rất nhiều sách binh pháp. Ông cho rằng, dù sách binh pháp có rất nhiều bài học hay, nhưng điều ông thấy tâm đắc nhất lại chỉ có một, đó là “bất động tâm” (không bị động tâm), dù sự việc đáng sợ đến đâu, ở vào tình thế nguy cấp nào cũng phải giữ tâm bất động, bình tĩnh mới có thể xử lý được tốt vấn đề, xoay chuyển được tình thế, biến họa thành phúc.

Vương Dương Minh còn cho rằng đời người nhất định phải đọc các cuốn sách kinh điển, đọc các bài giáo huấn làm người. Ông nói: “Trên đời có rất nhiều loại sách, nếu muốn đọc hết thì cả đời cũng không đủ, cho nên đọc sách kinh điển của các bậc thánh hiền là tốt rồi.”

Một người chỉ cần dưỡng thành thói quen đọc sách thì có thể biến trí tuệ của nhân loại thành phương tiện của bản thân mình, từ đó đạt được những thành công nhất định. Một đứa trẻ ham đọc sách thánh hiền sẽ có tri thức, có tầm nhìn, có phong thái, thêm và đó lại biết giữ gìn tâm tính thiện lương thì cha mẹ có điều gì còn phải lo lắng?

Nói đi đôi với làm, dũng cảm thực hiện là yếu tố quyết định

Xét ở ý nghĩa nào đó, cần xem thiện lương như một động từ mà không phải là tính từ. Chúng ta nói một người thiện lương thì tất nhiên đó phải là người năng làm việc thiện. Đọc sách thánh hiền cũng vậy, phải biết vận dụng tri thức vào hành động mới có ý nghĩa. Rất nhiều việc, đều phải thông qua hành động thực tiễn mới là có tác dụng thực sự.

Đã nhận biết đâu là việc tốt đâu là việc xấu rồi nhưng khi hành xử lại không chiểu theo nhận biết đó thì đó là “tri hành không hợp nhất”. Cho nên, ngay từ nhỏ cha mẹ cần dạy trẻ năng lực hành động, thói quen thực tiễn, bắt tay vào làm chứ không chỉ dừng lại ở lời nói.

Cả đời Vương Dương Minh đạt được rất nhiều thành tựu hơn người, từ thi thơ hội họa, đến thư pháp binh gia, giáo dục quân sự ông đều rất giỏi. Điều này có được là nhờ vào khả năng “tri hành hợp nhất” (sự thống nhất giữa nhận thức và hành động).

Trong cuộc sống, khi gặp vấn đề khó khăn, đừng ngại để con cái tự suy nghĩ và giải quyết. Người ta nói, cơm phải ăn từng miếng từng miếng, đường dù dài cũng phải đi từng bước từng bước, dục tốc bất đạt. Cho nên, trong giáo dục con cái rất cần sự kiên trì, nhẫn nại của cha mẹ. “Quen tay hay việc”, không ngừng kiên trì, một đứa trẻ được giáo dục tốt mới có thể có được cuộc đời bình an, toàn vẹn.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

52 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago