Câu chuyện về Trạng Kế cùng kế sách “bình trị”

Giáp Hải là Trạng nguyên nổi tiếng thời nhà Mạc, nhưng những lưu truyền dân gian khiến xuất xứ của ông trở nên không rõ ràng và gây nhiều tranh luận. Mãi năm 1998, một nhóm công nhân đã phát hiện một hòm đá có khắc chữ Nho, sau khi dịch nghĩa thì phát hiện đây là di văn của Giáp Hải, được ông đặt dưới mộ của cha mình. Di văn của ông cũng làm kết thúc cuộc tranh cãi về xuất xứ của ông.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online – baobinhphuoc.com.vn)

Trạng nguyên làng Dĩnh Kế

Theo gia phả cũng như di văn ông để lại thì Giáp Hải là con của cụ Khánh Sơn họ Đỗ, lớn lên ở làng Dĩnh Kế, xã Dĩnh Kế (nay thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), từ nhỏ được ăn học đầy đủ, lại thông minh siêng năng, học một biết hai, ứng đối nhanh nhạy.

Cậu bé Giáp Hải hàng ngày đến núi Kế, ngồi dưới gốc cây, đặt chân lên một phiến đá đọc sách. Cậu học đến quên cả ăn, khát thì múc nước giếng gần đấy để uống.

Giáp Hải nói năng nhẹ nhàng mà khúc triết rõ ràng, vốn đã thông minh lại siêng năng, chẳng mấy chốc thầy đồ trong vùng không còn dạy được gì thêm nữa. Cha Giáp Hải liền đưa con lên Kinh đô tiếp tục học.

Khoa thi năm 1538 thời vua Mạc Thái Tông, Giáp Hải năm ấy 23 tuổi, dự thi và đỗ Trạng nguyên, người dân gọi ông trạng Trạng Kế (lấy tên núi Kế nơi quê nhà của ông).

Là người giỏi văn chương chữ nghĩa, Giáp Hải được cử tiếp sứ nhà Minh, giải quyết các vấn đề biên giới, tài bang giao của ông khiến nhà Minh nể phục.

Năm 1540 Mạc Thái Tông qua đời, con là Mạc Phúc Hải lên thay. Do phạm húy trùng tên nên Giáp Hải phải đổi tên thành Giáp Trừng.

Năm 1573 ông được cử làm Tuyên Phủ đồng tri đến Nam Quan, Lạng Sơn, cùng các quan nhà Minh thương nghị về biên giới. Ông khiến người Minh kính trọng và gọi bằng Giáp Tuyên phủ chứ không gọi thẳng tên.

Đưa ra 6 điều khuyên Vua

Tháng 11/1577 xuất hiện sao chổi, Giáp Trừng thấy rằng nhà Mạc đã qua thời cực thịnh và đang suy. Ông lo lắng dâng lên vua Mạc Mậu Hợp bản tấu 6 điều nhằm khuyên Vua chấn chỉnh triều chính:

  • Lễ vật dùng tế lễ phải thành kính cẩn thận.
  • Nếu vua có lòng nhân, thì bề dưới không kẻ nào không nhân.
  • Nước nào cả vua tôi trên dưới đều chạy theo mối lợi thì nước ấy sẽ nguy vong.
  • Quốc gia lụn bại do quan tham.
  • Nước nương tựa vào dân.
  • Quân muốn thắng trận thì các tướng phải hoà hợp với nhau.

Mạc Mậu Hợp vui vẻ nhận bản tấu nhưng lại không tự sửa đổi. Để xoa dịu, vào tháng 2/1578, Mạc Mậu Hợp phong thêm cho Giáp Trừng hàm Thiếu Bảo nhưng ông không nhận. Mạc Mậu Hợp lấy lệnh Vua bắt ông phải nhận.

Thế rồi Mạc Mậu Hợp dù ở trong cung nhưng bị sét đánh, liệt nửa người, phải chữa mãi mới khỏi.

Năm 1579, Mạc Mậu Hợp phong thêm cho Giáp Trừng chức Binh bộ Thượng thư, Chưởng lục bộ sự. Như vậy là ông đã nắm hết cả 6 bộ, tương đương với chức Tể tướng.

Kế sách “bình trị”

Nhận thấy Triều đình không có biến đổi gì lớn, những can gián của mình lại không được Vua nghe theo, năm 1581 ông liền yết kiến xin về quê. Nhưng sau đó Mạc Mậu Hợp lại gọi ông quay về Triều đình.

Giáp Trừng về Triều và đưa ra kế sách “Bình trị”:

“Hiện nay những lính mới tuyển vào các doanh phần nhiều khí giới chưa tinh nhuệ, kỹ thuật chiến đấu chưa tinh, thuyền bè chưa chỉnh đốn, lại gặp thiên tai cảnh cáo chính là lúc đáng sợ nhất. Cho nên những chính sách trị an và tu chỉnh, không thể không rất cẩn thận. Nên nghiêm minh pháp luật, thu vén kỷ cương, giữ vững nơi bờ cõi, tu sửa các thành quách, luyện tập binh mã, chỉnh bị khí giới, đóng thuyền dựng trại, định phiên thường trực, đúng kỳ phải tới, ban hiệu lệnh, hằng ngày tập luyện, cốt cho thật giỏi, chờ thời cơ sẽ phát động. Lại cần bồi dưỡng gốc nước cố kết nhân tâm, hậu đãi dân mà không bắt dân khốn, giúp đỡ dân mà không bắt dân mệt, không nên dùng hết sức dân, nên giảm bớt sự phục dịch của nhân dân. Đó là kế sách trị bình vậy.”

Giáp Trừng về già xin nghỉ hưu, ông mất vào năm 1586 ở quê nhà, thọ 70 tuổi. Mộ của ông được đặt núi Kế nơi ông hay đến học bài thuở nhỏ, người dân quen gọi là núi ông Trạng. Giếng nước ông hay múc uống khi học bài ngày xưa được gọi là giếng ông Trạng, giếng này vẫn còn đến ngày nay.

Giáp Hải là Trạng nguyên có nhiều câu chuyện được dân gian lưu truyền. Trong đó còn có câu chuyện Giáp Hải có tấm lòng thiện lương mà tình cờ cứu được con gái vua Thủy Tề, rồi được đưa xuống thủy cung, Giáp Hải ôn luyện dưới Thủy Cung, gần đến ngày thi mới trở về tham dự. Những câu chuyện dân gian như thế đã thể hiện được tấm lòng của người dân với Trạng nguyên làng Dĩnh Kế.

Trần Hưng

Xem thêm:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

9 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

32 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago