Họ Nguyễn ở làng Yên Phụ (nay là thôn Cầu Gạo, xã Yên Phụ, Yên Phong, Bắc Ninh) vốn là dòng họ thi thư với nhiều nhân tài như Bảng nhãn Nguyễn Chiêu Huấn, tiến sĩ Nguyễn Khắc Khoan. Bên cạnh đó, dòng họ này còn có một người con đặc biệt là Chu Văn Nghị.
Chu Văn Nghị vốn là người họ Nguyễn là làng Yên Phụ. Bấy giờ cậu bé là cháu ruột một người họ Chu, được nhận làm con nuôi thừa tự, nên đổi từ họ Nguyễn sang họ Chu.
Gia đình họ Chu khá sung túc, Chu Văn Nghị được cha nuôi dạy chữ từ nhỏ, 4 tuổi đã có thể làm câu đối đơn giản. Năm lên 9 tuổi cậu bé đã có tiếng. Có vị tiến sĩ về làng chơi, ra mấy câu đối nhưng cậu bé Chu Văn Nghị đều đối được. Vị tiến sĩ đoán thằng bé sau này sẽ thành tài.
Bấy giờ dù nhà có điều kiện, có thể theo học Quốc Tử Giám với khả năng đỗ đạt rất cao, nhưng Chu Văn Nghị lại thích tự học.
Năm 1807, Chu Văn Nghị dù còn trẻ nhưng đăng ký dự kỳ thi Hương, vượt qua được tam trường, đến trường tứ thì bị trượt. Đến khoa thi năm 1819 thì ông đỗ cử nhân.
Chu Văn Nghị vốn có thể thi tiếp tiến sĩ, nhưng lúc này cha mất, ông phải để tang cha nên không thi được, bản thân ông sức khỏe cũng kém.
Phải đến năm 1826, Chu Văn Nghị mới đến Huế dự thi tiến sĩ và đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Thi đỗ, ông được ban thưởng áo lụa vàng bạc, rồi vinh quy bái tổ về làng.
Các sĩ tử sau khi thi đỗ thì được Triều đình bổ dụng làm quan, nhưng Chu Văn Nghị lại không thích. Vì sức khỏe không tốt nên ông ở quê nhà dù Triều đình nhiều lần gọi đến Kinh thành nhậm chức.
Chu Văn Nghị ở quê nhà dạy học, vì có tiếng văn chương chữ nghĩa nên học trò tìm đến rất đông. Nhờ sự dạy bảo của ông, rất nhiều người đỗ tiến sĩ làm quan như: Tiến sĩ Phan Đình Dương người làng Trang Liệt (Từ Sơn) đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa thi năm 1842; Phó bảng Ngô Quang Diệu người Vọng Nguyệt – Tam Giang đỗ khoa thi năm 1849; ngoài ra còn rất nhiều người đỗ cử nhân.
Không chọn làm quan, Chu Văn Nghị ở quê nhà trở thành danh sư, ông lập ra Từ chỉ làng Yên Phụ, rồi soạn “Yên Phong văn phái bi ký” khắc năm 1837 đặt tại Từ chỉ huyện Yên Phong.
Từ chỉ huyện Yên Phong thờ Khổng Tử cùng các bậc tiên hiền cùng những người đỗ đạt của huyện. Từ chỉ hướng về phía nam nơi có cánh đồng lúa của làng, phía xa là Thăng Long. Trong Từ chỉ có 10 tấm bia đá khắc bằng chữ Nho ghi chép về những bậc hiền tài đỗ đạt của huyện, cùng lịch sử những lần tôn tạo sửa chữa Từ chỉ. Tiếc rằng năm 1948 thì Từ chỉ này bị tàn phá hoàn toàn.
“Yên Phong văn phái bi ký” của Chu Văn Nghị vẫn còn được lưu lại. Văn bia chia là 2 phần. Phần đầu nêu lý do xây dựng Từ chỉ, ca ngợi địa danh Yên Phong cùng truyền thống hiếu học của huyện. Phần thứ hai ghi tên tuổi 41 vị đỗ đại khoa của huyện từ thời nhà Lê.
Sau khi tiến sĩ Chu Văn Nghị mất, học trò của ông đã lập từ đường ngay trên ngôi nhà và cũng là nơi dạy học của ông. Bia đá “Chu tiên sinh từ đường” ca ngợi công đức to lớn dạy dỗ rất nhiều học trò thành tài, hay giúp người nghèo khó, lại giúp phong trào khuyến học của huyện.
Ngày nay từ đường tiến sĩ Chu Thanh Nghị nằm ở xã Yên Phụ, là công trình văn hóa tiêu biểu của huyện, cũng là nơi lưu giữ rất nhiều tài liệu quý giá, thể hiện sự hiếu học của người làng.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Thẩm phán liên bang Mỹ Carl Nichols đã cho phép chính quyền Tổng thống Donald…
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) và Bộ An ninh…
Dịch COVID-19 năm 2020 đã gây ra thảm họa lớn trên toàn cầu, gây tổn…
Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất đầu tư xây dựng hầm chui đường Hoàng…
Khi nhân cách không được coi trọng, thành tích cao đến đâu cũng vô nghĩa.
Apple tuân thủ theo yêu cầu của chính phủ Anh, cung cấp khả năng chính…