Chuyện giáo dục: Đừng chỉ bức xúc xong rồi… thôi

Rất nhiều người bức xúc với chuyện sách giáo khoa. Rất nhiều người bức xúc, không bằng lòng với giáo dục trường học hiện tại. Và không chỉ có người thường bức xúc, bế tắc. Cả giáo viên (là phụ huynh) cũng cảm thấy bế tắc, bất lực. Đấy là một hiện thực-một thực tế đáng chú ý.

Thông thường trong đời sống người ta sẽ gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề ở hai phương diện.

Một là gặp khó khăn trong tư duy khi không hiểu được một vấn đề, hiện thực nào đó và không tìm ra một lối thoát trong tư duy (nghĩa là lối thoát về mặt triết học hay chiến lược tương lai).

Hai là gặp khó khăn trong hành động giải quyết vấn đề (nghĩa là tư duy đã thông nhưng trong giải quyết gặp khó khăn vì vấn đề quá phức tạp, quá lớn, cần phải có nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, sự hợp tác của nhiều người).

Tuy nhiên, đối với giáo dục Việt Nam hiện tại, thì thật thú vị và đáng chú ý là rất nhiều người gặp vướng mắc ở ngay khâu đầu tiên là tư duy, kể cả giáo viên, những người làm trong giới giáo dục. Khó gì đâu, nhìn vào giáo dục gia đình và đường hướng họ hướng con họ tới là rõ.

Điều đó nói lên một điều: sự bế tắc về tư duy là nghiêm trọng. Khi bế tắc về tư duy người ta sẽ hoang mang, khổ sở, lúng túng và không thể có bình yên trong lòng hay sự bình thản trước sự nhốn nháo của thực tế.

Vì vậy, trước tiên phải là sự thông thoáng về tư duy. Ta phải hiểu bản chất vấn đề, phải hiểu bản chất của điều ta hướng tới, điều ta cần giải quyết. Từ đó ta suy ngẫm và từng bước giải quyết.

Khó khăn trong hành động có thể lớn nhưng khi có sự thông thoáng về tư duy người ta sẽ bình thản.

Muốn có sự thông thoáng về tư duy thì bức xúc thôi chưa đủ. Sau bức xúc ta phải đọc, phải quan sát, phải nghiềm ngẫm.

Người Việt Nam bức xúc với giáo dục nhiều nhưng chính trong bản thân những người bức xúc cũng không nhiều người dành thời gian, công sức, trí tuệ để mày mò tìm hiểu qua sách vở, thực tế, hỏi người khác xem bản chất của vấn đề là gì, nó có nguồn gốc từ đâu, ta có thể làm gì để giải quyết….

Nghĩa là phản ứng chỉ trào lên một lát rồi lại hồn nhiên về trạng thái cũ mà thôi.

Đọc sách là một cách để đào sâu suy nghĩ và hiểu vấn đề mình đang đối mặt.

Năm học mới bắt đầu, cha mẹ, thầy cô cần tự đọc, tự học liên tục để đồng hành cùng con và cùng xã hội giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Ngoảnh mặt trước tri thức hay vấn đề có thể giúp ta bình an giả tạo một thời gian ngắn nhưng vấn đề cần giải quyết sẽ lớn lên và nó sẽ đặt sang vai con cháu chúng ta.

Nguyễn Quốc Vương

Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

19 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

57 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

2 giờ ago