Xưa nay, khoan thứ đối đãi với người luôn được xem là một phẩm đức tốt đẹp. Người có thể khoan dung thì mới có thể thành tựu được nghiệp lớn. Trong lịch sử có một câu thành ngữ: “Thái sơn bất nhượng thổ nhưỡng, hải thủy bất trạch tế lưu”, ý tứ là núi Thái Sơn không chê đất mỏng nên mới thành cao, sông biển chẳng chê con nước nhỏ nên mới thành sâu. Câu thành ngữ này xuất phát từ một lời khuyên khiến Tần Thủy Hoàng quảng nạp hiền tài, khiến Tần hùng mạnh, cuối cùng thôn tính thiên hạ.
Câu “Núi Thái Sơn không chê đất mỏng nên mới thành cao, sông biển chẳng chê con nước nhỏ nên mới thành sâu” có xuất xứ từ “Sử ký. Lý Tư liệt truyện”. “Lý Tư liệt truyện” đã dùng hơn 9.000 từ để viết một cách tỉ mỉ về cuộc đời của Lý Tư, một vị tể tướng nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng.
Lý Tư là người nước Sở, từng bái Tuân Tử làm thầy, học tập Chư tử bách gia. Ông và Hàn Phi Tử là bạn đồng môn. Thời đó Tần lớn mạnh, các nước đều sợ Tần, bởi vậy rất nhiều người đã tới Tần mong được trọng dụng. Lý Tư là ở nơi có nhân tài đông đúc như vậy mà trổ hết tài năng.
Lúc Tần Thủy Hoàng vừa mới lên làm Tần Vương, nước láng giềng là Hàn rất e sợ sự cường mạnh của nước Tần nên đã cử Trịnh Quốc đến thuyết phục vua Tần thực hiện một công trình thủy lợi to lớn để làm suy yếu quốc lực của Tần. Trong quá trình xây dựng kênh thì âm mưu của Hàn bị lộ. Tần Vương định xử tử Trịnh Quốc nhưng Trịnh Quốc đã nói với Tần vương: “Mưu sách này cũng chỉ kéo dài vận mệnh cho Hàn thêm vài năm, nhưng đối với Tần lại là công lớn muôn đời.” Thế là Tần vương thay đổi ý định, đặc xá cho Trịnh Quốc đồng thời lệnh cho Trịnh Quốc tiếp tục hoàn thành công trình. Công trình đó đã đóng góp rất lớn trong việc ổn định lương thực cho Tần.
Tuy nhiên sự việc này đã khiến các quan đại thần của Tần cảnh giác. Họ khuyên Tần Thủy Hoàng rằng các nhân tài đến từ nước khác thì sẽ có xu hướng trung thành với quân chủ của nước mình, mang đến hiểm họa, cần phải trục xuất họ. Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh trục xuất những người này và Lý Tư cũng bị trục xuất vì ông vốn là người nước Sở.
Xuất phát từ đại cục, Lý Tư đã sáng tác “Gián trục khách thư”, trong đó trình bày nguyên nhân nước Tần cường đại là bởi vì trọng dụng người tài bất kể là người nước nào. Ông viết trong tấu thư: “Núi Thái Sơn không chê đất mỏng nên mới thành cao, sông biển chẳng chê con nước nhỏ nên mới thành sâu, quân chủ không bài xích dân chúng thì thiên hạ mới có thể hiển dương đức hạnh”.
Tần Thủy Hoàng sau khi xem xong thì quả nhiên hồi tâm chuyển ý, đình chỉ lệnh, giữ lại nhân tài, đồng thời cũng trọng dụng Lý Tư khiến cho thực lực của nước Tần ngày càng cường đại. Về sau, Tần Thủy Hoàng chỉ mất 16 năm ngắn ngủi để thôn tính và thống nhất Trung Nguyên.
Núi Thái Sơn không vứt bỏ một chút đất nào, nước biển không từ chối một dòng chảy nào cho nên chúng mới trở lên cao lớn như vậy. Làm người dẫu tự trong tâm có tiêu chuẩn cao, tự biết đúng sai chính tà, cũng cần khoan dung được hết thảy người khác, kể cả người không cùng suy nghĩ, quan niệm và hành vi với mình, làm được người quân tử “hòa mà không đồng”. Như vậy thì mới có thể thành tựu được chính bản thân mình.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…