Chuyện tay trắng lập nghiệp của “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi (P1)

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nước ta nổi lên danh từ “Tứ đại phú hộ”, 4 người giàu nhất. Để dễ nhớ dân gian có câu: “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Bưởi”. Trong đó vị trí thứ 4 kỳ thực cũng không thống nhất: “Tứ Định”, “Tứ Trạch”, “Tứ Hỏa” hoặc “Tứ Bưởi”. Trong 4 ông Định, Trạch, Hỏa và Bưởi thì có 3 người đều xuất thân và thành danh giàu có ở Nam Kỳ, chỉ duy nhất một ngoại lệ là Bưởi – Bạch Thái Bưởi – là có xuất thân và thành danh ở miền bắc. Ông được mệnh danh là ông “Vua tàu thủy”, “Chúa sông Bắc kỳ”.

Ông Bạch Thái Bưởi. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Xuất thân từ gia cảnh nghèo khó

Bạch Thái Bưởi tên thật là Đỗ Thái Bửu, sinh năm 1875, người làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội). Cha là thầy đồ nhưng mất sớm, ông phải nghỉ học sống cùng mẹ và 2 người em, kiếm sống bằng gánh hàng rong.

Dù không thể đi học nhưng là người có chí, Đỗ Thái Bửu tự học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp, lớn lên thì đi làm thuê và tự học. Nhờ biết tiếng Pháp, ông xin được việc ở hãng buôn của Pháp ở Tràng Tiền.

Năm 1894, Thái Bửu được chuyển sang làm ở xưởng thuộc hãng thầu công chính, từ đó ông tìm hiểu về máy móc và cách tổ chức quản lý sản xuất.

Năm 1895, Thái Bửu 20 tuổi, lúc này đã rất giỏi tiếng Pháp, được Thống sứ Bắc Kỳ chọn sang Pháp dự hội chợ Bordeaux để giới thiệu sản phẩm của xứ Bắc kỳ. Lần đầu được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, ông đã học được rất nhiều điều.

Khi về nước Thái Bửu xin làm Giám đốc công trình cầu Long Biên. Thời gian này thấy người Pháp cần gỗ để xây dựng tuyến đường sắt, Thái Bửu đã hùn vốn cùng một số người Pháp cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở Hoả xa Đông Dương.

Lập nghiệp

Sau 3 năm kinh doanh, Thái Bửu trở nên giàu có hơn, ông muốn làm kinh doanh riêng bằng vốn của mình.

Đầu tiên ông buôn ngô nhưng sau đó bị lỗ nặng, mất cả vốn. Ông dành số vốn còn lại của mình tham gia vụ đấu thầu hiệu cầm đồ của người Hoa ở Nam Định và trúng thầu. Tiếp đó năm 1906, 1907, ông tham gia thầu thuế ở chợ Vinh, Nam Định và Thanh Hóa.

Năm 1909, hãng Marty-D’Abbdie hết hạn hợp đồng với các đối tác, Thái Bửu liền ký hợp đồng thuê 3 tàu chuyển hàng của hãng này, đổi tên thành Phi Phượng, Phi Long, Bái Tử Long, cho chở hàng và hành khách, chạy tuyến Nam Định – Hà Nội và Nam Định – Bến Thủy.

Đây là hai tuyến đường rất đông khách vào lúc đó. Trước đây việc vận chuyển đều do người Pháp và người Hoa làm, vì thế khi bước chân vào lĩnh vực này, Thái Bửu phải cạnh tranh với họ.

Người Việt hãy đi tàu Việt

Đầu tiên Thái Bửu hạ giá vé, nhưng ông hạ một thì người Hoa hạ hai. Các chủ tàu người Hoa có nhiều vốn và chiếm lĩnh thị trường từ trước tìm cách đánh bật Thái Bửu.

Để có chỗ đứng, Thái Bửu cũng tìm ra điểm mạnh của mình mà người Hoa không có, đó là tinh thần dân tộc. Tại các bến tàu ông nêu rõ những thiệt thòi mất mát của người Việt, ông kêu gọi “Người Việt hãy đi tàu Việt”, phương châm “ta về ta tắm ao ta”, từ đó mà có sự đồng cảm từ khách hàng.

Con tàu mỏ neo Lạc Long của ông Bạch Thái Bưởi. (Ảnh do gia đình cung cấp cho báo Quân đội nhân dân)

Dù giảm giá để cạnh tranh đến lỗ vốn, nhưng Thái Bửu cho treo một cái ống trên tàu để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, có điều kiện sẽ bỏ tiền vào cái ống này để giúp giảm lỗ.

Từ đó hành khách người Việt chọn tàu của ông ngày càng nhiều, các hãng tàu của người Pháp và người Hoa trên các tuyến đường này dần bị đánh bật. Thái Bửu thâu tóm các hãng bị phá sản này.

Ngày nay người Việt thường hay có khẩu hiệu “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Kỳ thực câu nói này đã có từ thời Thái Bửu: “Người Việt hãy đi tàu Việt”.

Bạch Thái Bưởi

Việc kinh doanh đường thủy thuận lợi, Thái Bửu liền bỏ vốn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh. Ông sở hữu thêm 34 sà lúp và 6 tàu buôn ven bờ; lại có thêm các chi nhành ở Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Tuyên Quang, Đà Nẵng.

Lúc này Đỗ Thái Bửi đã thành danh trên thương trường. Nhớ lại quãng thời gian nghèo khổ, từ tay trắng mà lập nên sự nghiệp, ông đổi họ của mình từ “Đỗ” sang “Bạch”, chữ “Bạch” ở đây mang ý nghĩa từ tay trắng lập nên. Tên của ông thành Bạch Thái Bưởi.

Ông Bạch Thái Bưởi trên tạp chí Nam Phong số 29, tháng 11/1919. (Ảnh: Fanpage Bạch Thái Bưởi)

Nhiều tư liệu cho rằng Đỗ Thái Bửu làm con nuôi cho một gia đình giàu có người Hoa họ Bạch, nên mới đổi sang họ Bạch. Tuy nhiên trong một phỏng vấn, chắt nội của ông là Quế Hương nói rằng:

“Các cụ trong gia đình tôi kể rằng, lúc lập nghiệp, cụ vẫn dùng tên Đỗ Thái Bửu cho đến khi làm nên sự nghiệp, thành danh trên thương trường. Để đánh một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và khắc ghi những tháng ngày gian khó, cụ đã đổi họ thành Bạch – mang ý nghĩa là từ hai bàn tay trắng mà cụ làm nên sự nghiệp lớn”.

Không chỉ Đỗ Thái Bửu đổi họ mà cả 2 người em của ông là Đỗ Thái Sơ và Đỗ Thị Chinh cũng đổi sang họ Bạch.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

11 giờ ago