Đạo trị quốc: Quốc gia không còn “lễ nghĩa liêm sỉ” sẽ tự diệt vong

Thế nào được gọi là “vong quốc” (quốc gia bị diệt vong)? Học giả nổi tiếng cuối triều Minh, Cố Viêm Vũ, đã viết trong bài “Nhật tri lục” như vậy: “Dịch tính cải hào, vị chi vong quốc”, nghĩa là thay họ đổi hiệu thì được gọi là vong quốc. Nói cách khác, vong quốc nghĩa là thay đổi triều đại, đó là sự diệt vong của tổ chức cai quản quốc gia dù rằng non sông hay con người vẫn còn tồn tại trên mảnh đất đó. Thời Xuân Thu, tể tướng Quản Trọng từng bàn về dấu hiệu vong quốc. Ông cho rằng nếu trong một đất nước mà “tứ duy” (lễ, nghĩa, liêm, sỉ) không được phát huy, không còn được mọi người coi trọng nữa thì đất nước ấy nhất định sẽ bị diệt vong.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Lý Đường, Metropolitan Museum of Art, Public Domain)

Trong “Trung Dung” có câu: “Quốc gia tương hưng, tất hữu trinh tường; quốc gia tương vong, tất hữu yêu nghiệt”, nghĩa là đất nước đang hưng thịnh tất có điềm lành, đất nước sắp diệt vong tất có những sự vật quái dị. Trong “Chu Dịch” cũng viết: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung”, tức là mỗi khi tại nhân gian xảy ra sự việc và kiếp nạn lớn, thiên thượng sẽ giáng các loại dị tượng khác nhau để cảnh tỉnh nhân loại. Những yêu nghiệt, dị tượng ấy có rất nhiều loại, như mùa đông có sấm sét, cả xã hội sùng bái những thứ quái dị…

Trong lịch sử, mỗi lần thay triều đổi đại thì đều sẽ xuất hiện những dấu hiệu, điềm báo. Đến lúc ấy sẽ có rất nhiều kỳ nhân danh sĩ thông qua các phương thức và khía cạnh khác nhau mà tiến hành suy đoán. Và trong những bài luận ấy, “điềm báo vong quốc” luôn được sử dụng để cảnh tỉnh triều đình đương thời.

Thời Xuân Thu, Quản Trọng cũng từng bàn về dấu hiệu vong quốc. Quản Trọng là tướng quốc nổi tiếng của nước Tề, có công đầu phụ tá Tề Hoàn Công trở thành bá chủ đệ nhất. Quản Trọng đã viết lại những điều bản thân cảm ngộ về đạo trị quốc trong cuốn sách “Quản Tử”. Trong phần mở đầu của “Quản Tử”, Quản Trọng đã đưa ra “Tứ duy luận”: “Lễ nghĩa liêm sỉ, quốc chi tứ duy, tứ duy bất trương, quốc nãi diệt vong”.

“Lễ” là chỉ việc trên dưới có tiết đọ. Người có lễ thì sẽ không vượt quá tiết độ. “Nghĩa” là chỉ tiêu chuẩn ứng xử đúng mực, thỏa đáng. Người có nghĩa sẽ không làm những điều trái đạo lý để đạt được lợi ích cá nhân. “Liêm” là trong sạch ngay chính. Người có liêm sẽ không che đậy những hành động xấu xa của mình. “Sỉ” là chỉ cái tâm hổ thẹn. Người có sỉ sẽ không thông đồng làm điều xằng bậy.

Người dân không vượt quá quy phạm thì địa vị của quân vương mới yên ổn. Dân chúng không làm bừa để đạt lợi ích thì thiên hạ sẽ không có mưu mô lừa gạt lẫn nhau. Không che dấu sai lầm thì hành vi tự nhiên sẽ đoan chính. Không thông đồng làm điều xấu thì những sự tình tà loạn sẽ không xảy ra. 

Quản Trọng cho rằng “lễ, nghĩa, liêm, sỉ” là bốn loại kỷ cương để duy trì quốc gia, nếu thiếu một thì quốc gia sẽ bị nghiêng lệch, thiếu hai thì quốc gia sẽ lâm vào nguy hiểm, thiếu ba thì quốc gia sẽ bị lật đổ, thiếu bốn thì quốc gia sẽ bị diệt vong. Nếu nghiêng có thể giúp cho thẳng lại được, nếu nguy hiểm có thể cứu vãn lại được, bị lật có thể dựng lại được nhưng nếu bị diệt vong thì không cách nào cứu vãn được nữa.

Quản Trọng còn nói nếu không chú trọng thiên thời, tài phú thì không thể tăng trưởng được. Nếu không chú trọng địa lợi, lương thực thì sẽ không đầy đủ sung túc được. Đồng ruộng cằn cỗi bỏ hoang, nhân dân sẽ vì thế mà lười biếng. Người bên trên không tuân thủ pháp luật thì dân chúng bên dưới sẽ lộng hành làm bậy. Nếu không cấm chỉ xa xỉ phô trương, dâm xảo, dân chúng sẽ mất đi tiết chế mà phóng túng dục vọng. Nếu không ngăn chặn cái gốc của việc ác thì người phạm tội sẽ tăng lên nhanh chóng, các hình phạt sẽ ngày càng nặng nề và rườm rà hơn. Không kính sợ quỷ thần, người dân sẽ không thể giác ngộ. Không cúng tế sông núi, uy lệnh của đất nước không thể lan xa. Bất kính với tổ tiên, người dân sẽ làm theo mà phạm thượng. Không tôn trọng họ hàng thân thuộc thì sẽ xuất hiện sự tình cha con bất hòa, anh em tương tàn. Khi tứ duy “lễ, nghĩa, liêm, sỉ” không được phát huy trương hiển thì quốc gia sẽ bị diệt vong.

Thời nhà Tống, sử học gia Âu Dương Tu đã tiến thêm một bước nữa giải thích về “Tứ duy luận” của Quản Trọng. Ông viết trong “Tân ngũ đại sử” đại ý rằng: Người không có liêm thì thứ gì cũng muốn chiếm làm của riêng, người không có sỉ thì việc xấu đến mức nào cũng đều dám làm. Nếu những người dân thường mà như vậy thì tai họa bại vong liền sẽ đến. Huống hồ thân là một đại thần, nếu thứ gì cũng đều muốn chiếm, việc gì cũng đều dám làm, vậy thì thiên hạ không hỗn loạn, quốc gia không diệt vong được sao?

Bởi vậy tầm quan trọng của “Lễ nghĩa liêm sỉ” trong sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia chính là bài học lịch sử vô cùng hữu ích cho người thống trị, cả xưa và nay.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

9 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

1 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

1 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

10 giờ ago