Văn Hóa

5 vị Hoàng đế là minh quân kiệt xuất trong lịch sử Trung Hoa

Lịch sử Trung Hoa trải qua hơn chục triều đại thay đổi từ triều nhà Hạ đến cuối triều nhà Thanh, mỗi triều đại có hàng chục vị hoàng đế, bao gồm cả minh quân và bạo quân. Xem xét toàn diện những thành tựu trong thời kỳ trị vì của họ, có thể thấy có 5 vị hoàng đế kiệt xuất: Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, Đường Thái Tông Lý Thế Dân, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt và Thanh Thánh Tổ Khang Hy.

Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú

Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú là người lập nên nhà Đông Hán, mở ra thời kỳ thịnh trị sau nhiều năm biến động. Ông là hậu duệ của Lưu Bang, danh chính ngôn thuận khôi phục nhà Hán. Ông là người nhân từ và phúc hậu, là việc hiếm thấy trong số những vị Quân vương khai quốc các triều đại. Các vị Quân vương khai quốc thông thường đều dùng cách sát phạt để xây dựng uy quyền cho triều đại của mình. Chính vì vậy, nhiều Quân vương sẽ trước tiên là giết những người từng chống đối, sau đến là giết hại công thần.

Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú dù giành lại giang sơn bằng võ, nhưng rất coi trọng văn trị. Lưu Tú chú trọng cứu tế dân nghèo, giảm nhẹ thuế đất cho nông dân nhằm khuyến khích sản xuất, giảm thuế cho người già, góa phụ và người nghèo, những người chịu đựng nhiều nhất trong nạn binh đao. Ông chủ trương tiết kiệm, thưởng phạt phân minh, khuyến khích và khen thưởng người hiền. Ông được các sử gia gọi là “vị Hoàng đế có tình người nhất”.

(Tranh: Public Domain)

Trong suốt 32 năm tại vị, Lưu Tú thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Nho giáo và ông hết sức chú trọng khí tiết, lòng nhân nghĩa và thanh liêm. Dưới triều đại của Lưu Tú, xã hội nhanh chóng được khôi phục sau sự tàn phá của chiến tranh, xung đột xã hội giảm bớt, người dân có cuộc sống yên bình.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân

Đường Thái Tông Lý Thế Dân tại vị 23 năm, niên hiệu Trinh Quán. Tên của ông có ý nghĩa là “Tế thế an dân”. Lý Thế Dân không chỉ là vị Hoàng đế, nhà quân sự, mà còn là người thông hiểu thi thư.

Lý Thế Dân lúc còn trẻ đã theo cha Lý Uyên tiến quân vào Trường An và lập nên triều Đường năm 618. Ông dẫn quân chinh chiến khắp thiên hạ, đóng góp to lớn trong việc thống nhất nhà Đường và được phong làm Tần vương. Ông đăng cơ sau sự kiện Huyền Vũ Môn năm 626, sáng lập ra thời kỳ Trinh Quán chi trị nổi tiếng.

Đường Thái Tông là một vị Hoàng đế khiêm tốn nghe lời can gián, ngay lập tức sửa chữa sai lầm, bổ nhiệm nhân tài, nghiêm khắc thực hành tiết kiệm, giảm nhẹ thuế má, để nhân dân nghỉ ngơi lấy lại sức lực, tất cả các dân tộc hòa thuận với nhau, quốc thái dân an, mở rộng lãnh thổ.

(Tranh: Public Domain)

Lý Thế Dân nhiều lần lấy ít thắng nhiều. Trận chiến kinh điển của ông là đích thân dẫn các vị đại thần phóng ngựa ra bờ sông Vị Thủy dọa lui 10 vạn tinh binh Đột Quyết. Chính ông đã đặt nền móng quan trọng cho thời kỳ hoàng kim Khai Nguyên sau này của triều đại nhà Đường.

Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận

Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận sáng lập ra vương triều nhà Tống và thống nhất đất nước. Triều đại nhà Tống là triều đại không có thái giám lạm dụng chức quyền, không có ngoại thích làm loạn triều chính, là triều đại được trí thức tôn trọng, là triều đại có hoàng cung tiết kiệm nhất, giết ít công thần nhất, đồng thời cũng là triều đại có thành tựu khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng nhất.

(Tranh: Public Domain)

Trong trị vì, Tống Thái Tổ đã thực hiện cải cách, tập trung binh quyền, giảm sưu thuế, trả lại đất đai cho dân nghèo, mở khoa cử tuyển nhân tài từ những người đọc sách tầng lớp dưới. Ông là vị hoàng đế nổi tiếng nhân từ. Những mệnh lệnh như “không được hại dân lành”, “không được kinh hãi thần dân”, “không được chém giết bừa bãi” là phương châm yên dân của Tống Thái Tổ, được các vị tướng lĩnh thực thi.

Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt

Trong thời gian tại vị, Hốt Tất Liệt đã dần dần Hán hóa người Mông Cổ và thực hiện theo chế độ quan lại của người Hán. Trong trị vì đất nước, ông chọn dùng đức trị làm chủ. Ông chiêu mộ và bổ nhiệm một số người Hán làm phụ tá, đều là những nhà Nho tôn sùng Nho học. Một số là danh Nho ở địa phương, như Triệu Bích, Đậu Mặc, Diêu Xu, Trương Đức Huy…

Mỗi khi mời một vị danh Nho, Hốt Tất Liệt đều sẽ mời họ truyền thụ văn hóa Nho gia, đặc biệt là các tác phẩm kinh điển của Nho gia như “Luận Ngữ”, “Mạnh Tử”, “Đại học”, “Trung Dung”, “Chu Dịch”, “Tư trị thông giám”,… Đạo lý tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ trong tư tưởng Nho gia đã thu hút sâu sắc đối với ông. Hốt Tất Liệt đã vận dụng các kinh nghiệm lịch sử và những bài học giáo huấn, đạo lý trị thế qua các thời kỳ thái bình, loạn lạc, sự hưng suy của các triều đại.

(Tranh: Public Domain)

Những đạo luật do Hốt Tất Liệt ban hành đều nhắm vào tất cả mọi người, từ hoàng thân quốc thích đến dân thường, với mục đích chính là duy trì trật tự chung của triều đại. Ngay từ khi lên ngôi ông đã thực hiện cải cách hình pháp, toàn bộ quyền sinh sát đều được quy về triều đình Hãn, trưởng quan chư hầu các nơi không được tự tiện sát phạt. Phàm là tội nhân đều phải trải qua ba lần tra xét, nếu chứng cứ thực sự xác thực thì mới có thể trừng phạt người đó. Ông còn tổ chức cứu tế đại chúng và thường xuyên phân phát thực phẩm cho người nghèo. Ông còn khôi phục các chính sách cải cách có lợi cho dân của Vương An Thạch thời Tống.

Chính vì những thành tựu của mình, Hốt Tất Liệt được đánh giá là vị quân chủ hiền minh trong lịch sử. 

Thanh Thánh Tổ Khang Hy

Khang Hy là vị Hoàng đế được hậu thế tôn là “Thiên cổ nhất đế”. Những chiến công về mặt quân sự của ông đã vượt qua nhiều các vị Hoàng đế khác ngoại trừ Thành Cát Tư Hãn. Tuy nhiên về mặt dùng binh và củng cố sự thắng lợi thì Thành Cát Tư Hãn lại không bằng.

Thời đại thịnh vượng mà Khang Hy đã tạo ra thì các triều đại khác cũng khó có thể sánh nổi. Ông gần như đã kết hợp được tất cả ưu điểm của tất cả các vị Hoàng đế trong lịch sử. Đặc biệt là ông rất hiếm khi mắc sai lầm như họ.

(Tranh: Public Domain)

Khang Hy nhiều lần đi tuần tra thị sát, ông đã đi bộ trên con đường gồ ghề dài hơn 10 dặm trong những cơn gió lạnh thấu xương để đích thân giám sát những bước đầu tiên của công trình sửa sông đắp đê. Thậm chí, nơi ông đến, bùn ngập tới đầu gối, các quan chức địa phương đi cùng ông đều tránh xa. Ông là vị Hoàng đế tại vị lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

4 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

6 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

13 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

32 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

50 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago