Hoàng Đế nội kinh: 5 đạo dưỡng sinh để hình và thần đều vượng

Trong sách “Hoàng Đế nội kinh” viết: “Người thời thượng cổ am hiểu đạo, có thể tuân theo sự thay đổi âm dương tự nhiên của đất trời, điều chỉnh hòa hợp với thuật dưỡng sinh, ẩm thực có tiết chế, làm việc và nghỉ ngơi có quy luật nhất định, không làm việc một cách quá sức, cho nên hình và thần đều hài hòa thống nhất, sống khỏe đến hết thọ mệnh mới rời đi”. Đây cũng là những điều khái quát trọng yếu nhất về trí tuệ dưỡng sinh của cổ nhân.

Một phần của bức “Hiên Viên vấn Đạo đồ” mô tả cảnh Hoàng Đế tới núi Không Động tìm Quảng Thành Tử cầu Đạo. Sau này Hoàng Đế để lại trước tác “Hoàng Đế nội kinh” ghi chép một phần cảm ngộ tu Đạo của mình. (Họa sĩ Thạch Duệ thời Minh, Bảo tàng Cố cung Quốc gia Đài Loan, Wikipedia, Public Domain)

Thuận theo âm dương

Trong “Hoàng Đế nội kinh” viết: “Phu tứ thì âm dương giả, vạn vật chi căn bổn dã”, nghĩa là âm dương bốn mùa là cái gốc của vạn vật. Cổ nhân cho rằng tự nhiên có quy luật chung mà người phải tuân theo. Đông y cho rằng người có bệnh là bởi vì âm dương bất hòa, cho nên điều hòa âm dương có thể chữa lành bệnh.

Người muốn dưỡng sinh thì cần tuân theo quy luật tăng giảm của âm dương trong tự nhiên, làm được “xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm”. Mùa xuân và mùa hạ cần phải sinh khí, trưởng khí, thích ứng với quy luật tăng dần của dương khí trong tự nhiên. Còn vào mùa thu và mùa đông thì phải thu khí và tàng khí, thích ứng với quy luật âm khí tăng dần trong tự nhiên.

Trong một ngày cũng phải thuận theo quy luật âm dương. “Hoàng Đế nội kinh” viết: “Dĩ nhất nhật phân vi tứ thì, triêu tắc vi xuân, nhật trung vi hạ, nhật nhập vi thu, dạ bán vi đông”, nghĩa là một ngày chia làm bốn thời kỳ, buổi sáng là mùa xuân, trưa là mùa hạ, chiều là mùa thu, giữa đêm là mùa đông. Sáng sớm và giữa trưa cần phải dưỡng dương khí, tham gia nhiều các hoạt động ngoài trời, rèn luyện thân thể giãn gân cốt, lưu thông khí huyết. Gần tối và ban đêm là lúc dương khí suy giảm, âm khí tăng nên cần phải phòng tránh gió lạnh, giữ ấm cơ thể, giảm bớt các hoạt động và ngủ nghỉ đầy đủ.

Không lao động quá sức

“Hoàng Đế nội kinh” viết: “Bất vọng tác lao”, không làm việc quá sức. Trong cấu tạo của chữ “vọng” (妄), phần trên là chữ “vong” (亡) chỉ cái chết, bên dưới là chữ “nữ” (女), nên chữ “vọng” nguyên ban đầu có ý tứ chỉ việc nặng nhọc phòng the. Về sau, nghĩa mở rộng của chữ vọng là chỉ những ảo tưởng vô căn cứ, không thực tế. Từ nguyên nghĩa của chữ “vọng” có thể hiểu “bất vọng tác lao” không chỉ có ý nghĩa là lao động, làm việc quá mức mà còn đặc biệt nhấn mạnh vào ý tứ chỉ dục vọng.

Một người muốn sống khỏe mạnh, trường thọ thì nhất định phải biết tiết chế dục vọng của bản thân, không chìm đắm vào ham muốn vật chất, cũng không thể lâm vào trạng thái tình ái quá độ. Đây cũng chính là nhân tố trọng yếu của tất cả các phương pháp dưỡng sinh xưa nay. Người hiện đại ngày nay cho dù không giống như người xưa mệt nhọc cày cuốc, nhưng sự mệt mỏi về tinh thần lại lớn gấp nhiều lần.

Trong “Hoàng Đế nội kinh” còn viết: “Nhìn lâu làm tổn thương huyết, đứng lâu làm tổn thương xương, đi lâu làm tổn thương cơ”, cho nên làm gì cũng cần nghỉ ngơi phù hợp.

Ẩm thực điều độ

Ẩm thực là một trong những phương pháp dưỡng sinh trọng yếu. Trong “Hoàng Đế nội kinh” cũng có nhắc đến ẩm thực dưỡng sinh: “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung, khí vị hợp nhi phục chi, dĩ bổ ích tinh khí”, ý nói ngũ cốc là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng, hoa quả là thực phẩm hỗ trợ, gia cầm và gia súc là thực phẩm bồi bổ, rau củ là thực phẩm bổ sung, người hấp thụ khí, vị của các món ăn đó sẽ bổ ích tinh khí cho cơ thể. Cho nên mọi người cần ăn đầy đủ và cân đối giữa ngũ cốc, thịt cá, hoa quả và rau cỏ để dưỡng sinh thân thể.

Trong cuốn “Ngũ vị” viết: “Cố cốc bất nhập, bán nhật tắc khí suy, nhất nhật tắc khí thiểu”, nghĩa là nếu không ăn lương thực thì nửa ngày khí sẽ suy, một ngày khí sẽ thiếu. Những người ăn quá ít lương thực thường có thể xuất hiện các triệu chứng như sắc mặt không hồng hào, nhịp tim nhanh, hơi thở ngắn và đuối sức…, cũng có thể bị mắc các bệnh do chính khí hư nhược, suy giảm.

“Hoàng Đế nội kinh” viết: “Ẩm thực tự bội, tràng vị nãi thương”, nghĩa là ăn quá nhiều, vượt quá sức tiêu hóa thì sẽ làm tổn thương đến chức năng của dạ dày và ruột.

Như vậy, ăn uống phải phù hợp quy luật và phải điều độ, không thể ăn uống quá độ hay quá ít. Bởi vì ăn quá nhiều hay quá ít đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến dưỡng sinh thân thể.

Sống có quy tắc

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta phải có quy luật, phải bố trí hợp lý thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi. Một người nên quy định giờ giấc dậy, ăn cơm, học tập làm việc, rèn luyện thân thể và thời gian đi ngủ. Điều này giúp cho cuộc sống phong phú, có tổ chức và luôn tràn đầy tinh lực. 

Thời gian ngủ là quan trọng nhưng chất lượng giấc ngủ còn quan trọng hơn nhiều. Mỗi người cần cố gắng làm việc và học tập vào ban ngày khi còn nhiều dương khí, buổi tối thì nên nghỉ ngơi thư giãn và đi ngủ. Cổ nhân nói: “Nhật xuất nhi tác, nhật lạc nhi tức“, nghĩa là mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ. Việc duy trì những thói quen tốt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là cơ sở để có một sức khỏe tốt. Trái lại, những thói quen không tốt sẽ khiến cho cơ thể mắc bệnh.

Coi trọng chữ hòa

Trong “Hoàng Đế nội kinh” viết: “Hòa vu thuật số”, ý là người sống phải phù hợp đúng mực, có phương pháp, kỹ thuật, sách lược. Thời cổ đại, các bậc thánh hiền dùng từ “thuật số” làm tên gọi chung cho các phương pháp bảo vệ sức khỏe. Cho nên, thuật số có thể được hiểu chính là một số phương pháp dưỡng sinh rèn luyện sức khỏe thân thể và tinh thần.

Một người muốn có sức khỏe tốt, sống lâu thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là chữ “hòa”. Hòa hợp với thiên nhiên, không phá hoại thiên nhiên, không phá hoại cân bằng sinh thái. Hòa hợp với xã hội, hòa hợp với người. Mỗi người đều có tính cách khác nhau, hơn nữa mỗi ngày lại xảy ra rất nhiều sự tình không vừa ý, vậy nên chúng ta cần giữ được tâm bình khí hòa, nghĩ đến người khác một chút thì mới không dễ dàng bị tức giận. Ngoài ra, còn phải hòa hợp với tâm sinh lý của mình, hòa hợp với hình thể và tinh thần của bản thân.

Dù bản thân chọn dùng bất kỳ loại phương pháp dưỡng sinh nào thì cũng nên làm được phù hợp, đúng mực, không nên thái quá hay không đủ. Như vậy mới đảm bảo được hiệu quả tốt mà dưỡng sinh mang lại.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

16 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

38 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago