Dân Mỹ mộ đạo hơn bất kỳ quốc gia phát triển nào khác

Bất kể những giá trị truyền thống làm nên nước Mỹ giàu mạnh đã bị xói mòn nghiêm trọng trong nhiều năm, khảo sát cho thấy nước Mỹ vẫn là một quốc gia có nền tảng tín ngưỡng mạnh và đứng đầu trong số các nước phương Tây.

(Ảnh minh họa: Kosim Shukurov, Shutterstock)

Người Mỹ cầu nguyện thường xuyên, có xu hướng tham dự các hoạt động tín ngưỡng hàng tuần và xem trọng đức tin trong cuộc sống hơn so với người ở các quốc gia phương Tây giàu có khác như Canada, Úc và đa số các nước châu Âu, theo một nghiên cứu năm 2018 của Trung tâm Pew.

Ví dụ, hơn 1/2 người trưởng thành ở Mỹ (55%) nói rằng họ cầu nguyện mỗi ngày, so với 25% ở Canada, 18% ở Úc và 6% ở Anh Quốc. Tỷ lệ này ở châu Âu trung bình khoảng 22%. Trong vấn đề thói quen cầu nguyện, người Mỹ lại khá giống với người ở nhiều quốc gia đang phát triển, ví như Nam Phi (52%), Bangladesh (57%) và Bolivia (56%).

55% người Mỹ cầu nguyện mỗi ngày. Đó là con số đi ngược lại đường xu hướng chung.

Đặc biệt, Mỹ là nơi duy nhất trong 102 quốc gia được nghiên cứu khảo sát có tỷ lệ người giàu có cầu nguyện cao. Trong tất cả các quốc gia khác có thu nhập trên đầu người hằng năm trên 30.000 USD, tỷ lệ người trưởng thành cầu nguyện mỗi ngày đều không quá 40%.

Xu hướng “đi ngược dòng” này của Mỹ trong vấn đề tín ngưỡng từ lâu đã gây tò mò cho nhiều nhà nghiên cứu xã hội. Ví dụ, nhà tư tưởng chính trị của Pháp thế kỷ 19 – Alexis de Tocqueville – đã thảo luận rất sâu về vai trò to lớn của tín ngưỡng trong xã hội Mỹ trong cuốn sách nổi tiếng “Nền Dân Trị Mỹ”. Tocqueville viết rằng những người di cư tới châu Mỹ thời kỳ đầu chính là những tín đồ Thanh giáo, họ vì muốn có tự do tín ngưỡng mà đã vượt biển đến Tân thế giới. Chính lập trường Thanh giáo của những người di cư đã thiết lập nền tảng vững chắc cho nền chính trị Mỹ. Nhiều tôn giáo đã nở rộ tại Mỹ, kể cả các tôn giáo được bắt nguồn từ đây và các tôn giáo du nhập vào sau này. Mỹ là một trong những quốc gia có tôn giáo đa dạng nhất.

Năm 2015, Trung tâm Pew cũng tiếp hành một khảo sát tương tự, và 53% người Mỹ cho biết tín ngưỡng “rất quan trọng” trong cuộc sống của họ. Con số này thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác như Pháp (11%), Nhật (10%). Đáng chú ý, tỷ lệ này ở Trung Quốc chỉ là 3%.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 70% tổng số người dân Mỹ theo Kitô giáo, gần 2% theo Do Thái giáo, tổng cộng là gần 3/4 người có tôn giáo.

Tờ Đô-la Mỹ cũng có in câu: “In God We Trust” (Tạm dịch: Chúng ta tin vào Chúa). Tại sao một siêu cường kinh tế và quân sự bậc nhất thế giới lại chọn in câu nói thể hiện “niềm tin vào một đấng toàn năng nằm ngoài sự hiểu biết của khoa học” trên đồng tiền của mình chứ không phải là in những khẩu hiệu của thể chế?

Sơn Vũ biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

Sơn Vũ

Published by
Sơn Vũ

Recent Posts

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

3 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

6 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

7 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

9 giờ ago

Thuế suất 46%, Việt Nam còn 7 ngày để đàm phán, làm dịu tình thế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập tổ phản ứng nhanh với thuế quan đối…

9 giờ ago