Luật thư viện trường học của Nhật Bản
(Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 1953 và sửa đổi lần gần nhất ngày 24 tháng 6 năm 2016)
Điều 1. Bộ luật này coi thư viện trường học là công trình cơ bản không thể thiếu trong giáo dục trường học, có mục đích hướng tới sự phát triển lành mạnh và làm phong phú giáo dục trường học.
Điều 2. “Thư viện trường học” trong bộ luật này là công trình được thiết lập trong trường tiểu học (bao gồm cả khóa trình giai đoạn một của trường học thuộc giáo dục nghĩa vụ và bộ phận tiểu học trong các trường giáo dục đặc biệt), trường trung học cơ sở (bao gồm cả khóa trình giai đoạn 2 của trường học thuộc giáo dục nghĩa vụ và bộ phận trung học cơ sở trong các trường giáo dục đặc biệt hay khóa trình giai đoạn một của trường thực hiện giáo dục trung học), trung học phổ thông (bao gồm cả khóa trình giai đoạn hai của trường thực hiện giáo dục trung học và bộ phận trung học phổ thông của trường giáo dục đặc biệt) (từ dưới đây sẽ gọi là “trường học”), có mục đích sưu tầm sách, tư liệu giáo dục nghe, nhìn và các tư liệu cần thiết cho giáo dục khác (từ dưới đây sẽ gọi là “tư liệu thư viện); chỉnh lý, bảo tồn, đóng góp cho việc thực hiện khóa trình giáo dục trường học thông qua phục vụ nhu cầu sử dụng của học sinh, giáo viên đồng thời giáo dục văn hóa lành mạnh cho học sinh.
Điều 3. Trường học phải có thư viện riêng.
Điều 4. Trường học có thư viện phục vụ nhu cầu sử dụng của học sinh và giáo viên thông qua các phương pháp chủ yếu như dưới đây.
1. Sưu tầm tư liệu thư viện, phục vụ việc sử dụng của học sinh và giáo viên.
2. Hợp lý hóa sự phân loại, trưng bày tư liệu thư viện và xây dựng mục lục.
3. Tiến hành các buổi đọc sách, các hội nghiên cứu, buổi chiếu phim, buổi triển lãm tư liệu…
4. Hướng dẫn trẻ em, học sinh sử dụng tư liệu thư viện và sử dụng các thư viện trường học khác.
5. Liên lạc mật thiết và hợp tác với các thư viện trường học, bảo tàng, nhà công dân và các thư viện khác…
6. Thư viện trường học có thể được sử dụng phục vụ công chúng nói chung trong giới hạn việc đó không gây trở ngại cho việc đạt được mục đích nói trên.
Điều 5.
1. Trường học cần phải bố trí giáo viên làm công tác thư viện để làm công việc có tính chất chuyên môn của thư viện.
2. Giáo viên làm công tác thư viện ở điều trên phải là giáo viên cốt cán (trừ giáo viên cốt cán làm công việc chỉ đạo về dinh dưỡng và quản lý), giáo viên giảng dạy (từ dưới đây sẽ gọi chung là “giáo viên cốt cán”). Trong trường hợp này các giáo viên cốt cán đều phải là người đã hoàn thành khóa học dành cho giáo viên làm công tác thư viện.
3. Khóa học dành cho giáo viên làm công tác thư viện quy định ở trên được các trường đại học và các cơ quan giáo dục khác tiến hành với sự ủy nhiệm của Bộ trưởng Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ.
4. Ngoài nội dung được quy định trong điều khoản trên, những nội dung cần thiết khác như môn học cần phải học và số đơn vị tín chỉ sẽ được quy định bằng chỉ thị của Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ.
Điều 6.
1. Ngoài giáo viên làm công tác thư viện được quy định ở khoản 1 điều 5 nói trên, để cải thiện, nâng cao sự điều hành thư viện trường học và xúc tiến hơn nữa việc sử dụng thư viện trường học của học sinh, giáo viên, trường học cần cố gắng bố trí nhân viên chuyên trách đảm nhận công việc ở thư viện trường học (gọi là thủ thư trường học).
2. Để nâng cao phẩm chất của thủ thư trường học, nhà nước và các đoàn thể công cộng địa phương phải nỗ lực thực hiện việc bồi dưỡng họ và các biện pháp cần thiết khác.
Điều 7. Người lập trường học phải xây dựng thư viện của trường và nỗ lực làm phong phú nó nhằm đạt cho được mục đích được đề ra trong bộ luật này.
Điều 8. Nhà nước phải nỗ lực thực hiện quy định tại khoản 2 điều 6 và các nội dung được liệt kê dưới đây nhằm xây dựng và làm phong phú thư viện trường học.
1. Phải xây dựng được kế hoạch tổng hợp liên quan tới xây dựng, làm phong phú thư viện trường học và đào tạo giáo viên làm công tác thư viện.
2. Đưa ra khuyến cáo và sự chỉ đạo về mặt chuyên môn, kĩ thuật liên quan đến việc thiết lập và điều hành thư viện trường học.
3. Ngoài nội dung ở hai mục trên, nhà nước còn phải có biện pháp cần thiết để xây dựng và làm phong phú các thư viện trường học.
Nguyễn Quốc Vương dịch từ tiếng Nhật
Trích “Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm”
Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Mời liên hệ để đặt mua sách
Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:
Mời xem video:
Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…
Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…
Một vụ nổ xảy ra tại khu dân cư ở Tân Châu (tỉnh Sơn Đông,…
Bà Sara Duterte, hiện là Phó Tổng thống, từng dọa giết Tổng thống đương nhiệm…
Các chuyên gia cho rằng, không gian sống xanh như công viên, rừng và đồng…
Đợt mưa đổ xuống Thừa Thiên Huế dự báo kéo dài 10 ngày, từ 18-28/11.