Con người sống trong thế gian, thường thường gặp lúc không được như ý liền oán Trời trách người, căm phẫn và bất bình. Hơn nữa, khi nhìn thấy mọi mặt của mình đều không được tốt đẹp như người khác thì liền sản sinh ra tâm đố kỵ, ghen tức. Họ không hiểu vì sao mình ưu tú xuất sắc như vậy lại không được hạnh phúc mỹ mãn bằng người khác. Kỳ thực hết thảy “được mất” trong thế gian đều là trao đổi ngang giá. Cũng như trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung, tự phụ bản thân “lên trời xuống đất”, “đi mây về gió”, không gì là không thể làm được, nhưng cũng không thể thay thế được Ngọc Hoàng.
“Con khỉ” nghĩ rằng mình có 72 phép thần thông biến hóa khiến thiên binh thiên tướng cũng không làm gì nổi. Thậm chí ngay cả thiên lôi đánh cũng không chết, lửa trời đốt cũng không cháy, nhưng vì sao vị trí Ngọc Hoàng Thượng Đế lại không thể để mình ngồi vào được?
Kỳ thực, Mỹ Hầu Vương cũng không minh bạch được đạo lý rằng hết thảy danh lợi, phúc thọ không phải căn cứ vào năng lực để phân chia, mà là căn cứ vào đức hạnh và uy đức của một người là nhiều hay ít mà an bài. Ngọc Đế cũng không phải đơn giản là không có năng lực, xuất hiện trên truyền hình và trong truyện ở dạng thức như vậy kỳ thực là có một chút khoa trương của tiểu thuyết điện ảnh mà thôi.
Ngọc Đế có thể ở vị trí chưởng quan tam giới, theo truyền thuyết thì đã tu hành suốt hàng ngàn kiếp, mỗi một kiếp lại là chục vạn năm, cuối cùng mới tu thành. Pháp lực của Ngọc Đế sau đó lại phân chia cho quần tiên, để các tiên có thể dưới sự trị vì của ngài mà thực hiện các công việc cụ thể. Chính vì thế biểu hiện ra là Ngọc Đế không có năng lực lắm, chư tiên phải bảo vệ khi Tề Thiên Đại Thánh đại náo thiên cung. Vì yếu tố phóng đại của tiểu thuyết điện ảnh mà người ta còn cho Ngọc Đế vụng về trốn xuống gầm bàn, v.v., cũng chính là không hiểu được điểm này.
Chúng ta biết rằng Đạo giáo hay Phật giáo đều có thuyết về tầng Trời, tầng Địa ngục, và nhân gian, gọi chung là tam giới. Trong tam giới ấy, mỗi tầng Trời lại phân ra thành các tầng nhỏ, mỗi tầng địa ngục lại phân ra thành các khu vực khác nhau, nhiều không kể xiết. Chúng sinh trong từng tầng, thần tiên trong từng tầng đều là con số không đếm được. Ngọc Đế có thể phân chia pháp lực cho quần tiên, để họ thực hiện trách nhiệm của mình trong tam giới, có thể thấy được năng lực và uy đức này là lớn đến mức nào. Cũng bởi vậy Ngọc Đế mới có được địa vị trung tâm của tam giới. Tất nhiên, ngoài tam giới cũng còn có thế giới cao hơn, chính là thế giới của các bậc Đại Giác như Phật tổ Như Lai, Phật A Di Đà, v.v..
Tôn Ngộ Không là con khỉ đá, cũng không phải là động vật thông thường, mà là linh khí trời đất dưỡng dục thành. Tuy nhiên Tôn Ngộ Không không phải là người, nên tu luyện khó khăn, không có bản tính con người. Hơn nữa không biết rõ lai lịch của Tôn Ngộ Không là ra sao trong các kiếp trước, nhưng kiếp này cũng mới bắt đầu tu hành, chỉ là tu hành nhanh hơn, có căn cơ tốt mà thôi. Điều này không thể so sánh với Ngọc Đế, uy đức cũng không thể như Ngọc Đế, tất nhiên không thể thay thế Ngọc Đế được.
Cổ nhân vẫn thường giảng: “Có mất mới có được, có được tất có mất.” Một người bỏ ra tâm sức nhiều bao nhiêu thì điều mà người ấy đạt được sẽ nhiều bấy nhiêu. Bởi vậy, con người không cần vô căn cứ mà đi thèm muốn, ghen tị với hạnh phúc của người khác. Chúng ta không biết được rằng, để có được hạnh phúc, người khác có thể đã phải nếm trải qua bao nhiêu khổ cực, đã phải bỏ ra tâm sức nhiều đến đâu. Trong lịch sử có ghi chép nhiều điều, dân gian cũng có, mà thực tế lịch sử cũng có, nói rằng vị hoàng đế này là do hòa thượng đầu thai thành, vị thi nhân nổi tiếng kia đã tu Phật từ kiếp trước, nhân vật nào đó có năng lực thiên phú thì rất nhiều kiếp trước đều đã trui rèn năng lực đó trong các thân phân khác nhau (Xem thêm: Chuyện luân hồi của nhà hiền triết Vương Dương Minh trong sử sách). Có đôi lúc chính bản thân những người đó thừa nhận và viết ra sự việc này, đặc biệt là thông qua thi ca.
Xét ở thời nay với tư tưởng hiện đại mà nói, người ta rất khó hiểu được hàm nghĩa những câu như “Đạo Trời công bằng”, “Thiện ác mà không có báo ứng, thì Trời đất càn khôn đã có tư tâm mất rồi” (thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư). Người hiện đại làm việc gì cũng đứng ở cơ điểm tranh giành lợi ích, không chịu thiệt thòi, vì thế mà nảy sinh tâm bất bình, đố kỵ, phẫn uất. Khi gặp khổ nạn thì họ lại đau khổ bi thương chứ không nghĩ rằng bản thân đang đặt nền móng cho hạnh phúc sau này. Bởi vậy dù điều kiện vật chất phát triển nhưng tâm linh của chúng ta lại khó an tĩnh và yên bình hơn.
Từ cơ điểm của người xưa mà nói, đạo Trời như một chiếc cân tiểu ly, con người muốn được thứ gì, nhất định phải trao đổi ngang giá. Đây chính là sự công chính của đạo Trời. Người hiểu rõ đạo lý này sẽ có thể bình thản đối diện với được mất trong cuộc đời, có thể thăng hoa đến một cảnh giới cao thượng tốt đẹp hơn nữa.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…