Trí tuệ của cổ nhân: Đời người có ba “giới” và ba “úy”

Người trí tuệ thời xưa có ba “giới”, tức là ba điều cần cảnh giác, dè chừng. Đó chính là: lúc còn trẻ thì “giới” ở sắc dục, không tham lam vô độ; lúc trưởng thành thì “giới” ở tranh đấu; khi về già thì “giới” ở những điều đắc được, đừng mãi ôm giữ quá nhiều. Ngoài ra, họ cũng có ba loại “úy” tức là ba điều cần tôn kính: thứ nhất là “tôn kính” Thiên mệnh; thứ hai là “tôn kính” tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi; thứ ba là phải biết “tôn kính” bậc Thánh nhân.

(Tranh minh họa qua Aboluowang.com)

Ba “giới” của đời người

Khi còn trẻ bởi vì khí huyết chưa ổn định nên ai ai cũng cần phải “giới” ở phương diện sắc dục. Khi đã trưởng thành, trai tráng thì khí huyết mạnh mẽ đầy đủ nên cần “giới” ở tranh đấu, còn khi về già thì khí huyết suy yếu rồi cho nên cần “giới” ở ôm giữ quá nhiều. Vấn đề này tưởng rằng chỉ liên quan đến phương diện sức khỏe, nhưng kỳ thực nó hàm chứa cả phương diện đạo đức con người, là một vấn đề lớn của văn hóa các quốc gia, các thời đại.

Đời người có ba giai đoạn, thiếu niên, trung niên và lão niên. Ba giai đoạn này tương ứng với những “giới” khác nhau. Thời thanh thiếu niên, nên “giới” ở phương diện sắc dục. Có rất nhiều người khi đến tuổi trung niên và lão niên liền bị bệnh tật, giảm sút về sức khỏe đều là bởi vì khi còn trẻ đã không “giới” ở phương diện sắc dục, tham lam vô độ mà gieo mầm bệnh tật.

Đến thời tráng niên thì cần “giới” ở tranh đấu. “Tranh đấu” không đơn thuần là việc đánh lộn, cãi vã giữa người với người mà còn bao hàm hết thảy những suy nghĩ, tư tưởng mang tính cạnh tranh, giành giật. Nếu một người trong sự nghiệp luôn muốn ganh đua, làm mọi thủ đoạn chỉ để được hơn người, trong xử thế luôn mất bình tĩnh, lúc nào cũng muốn đánh lộn với người khác thì sẽ không chỉ rước họa vào thân mà đến tuổi trung niên còn dễ mắc các bệnh tật về tâm lý, khi về già lại dễ bị hối tiếc và sống trong buồn rầu, đơn độc.

Người đến tuổi lão niên vì sao phải “giới” ở ôm giữ quá nhiều? Rất nhiều người trong cuộc sống, khi còn trẻ thì “trọng nghĩa, khinh tài” nhưng đến tuổi về già, tiêu một đồng cũng thấy tiếc. Đối với công danh sự nghiệp thì họ lại càng luyến tiếc hơn nữa mà không thể buông tay. Người không thể buông tay, chỉ muốn ôm giữ thì sống sẽ rất mệt mỏi, thật khó để có thể được thong dong tự tại.

Ba “úy” của người trí tuệ

“Luận ngữ” viết: “Quân tử hữu tam úy: Úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy thánh nhân chi ngôn”, ý nói rằng, người quân tử kính sợ luật lệ của trời đất, kính nể lời nói của người đức cao vọng trọng, người lớn tuổi và bậc thánh nhân. Cái gọi là “úy” ở đây chính là tôn kính, kính trọng, kính sợ. Đằng sau sự “tôn kính” này là tâm thái khiêm tốn, nhún nhường.

Người quân tử có trí tuệ cao luôn cố gắng làm việc theo chuẩn tắc của trời đất, noi theo và học tập nhân cách của người đức cao vọng trọng, bậc thánh nhân. Chính vì biết “tôn kính” nên người quân tử luôn cố gắng tu dưỡng và phát triển bản thân để đạt đến cảnh giới cao hơn. Người mà không biết “tôn kính” ai, “tôn kính” điều gì thì thực sự rất nguy hiểm.

Cái “tôn kính” thứ nhất chính là kính sợ Thiên mệnh (số trời, mệnh trời định). Người xưa tin rằng, chuyện dù xấu hay tốt cũng là trong mệnh đã định, bởi vì có nhân từ mình mà ra, nên mới có quả được an bài sau đó. “Sinh tử có mệnh, phú quý tại Trời”. “Đắc được là may mắn của ta, mất đi là số mệnh của ta”.

Cái “tôn kính” thứ hai chính là tôn kính những người lớn tuổi, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Người lớn tuổi, người già cả, trải qua một đời, có những sự việc hiểu rất rõ là từ đâu, có những sự việc người trẻ nhìn vào là có thể tìm được kinh nghiệm quý báu. Do đó người có đạo đức, học vấn, phải biết tôn kính người lớn tuổi, cha mẹ thì mới có thể đạt được những thành tựu trong cuộc đời.

Cái “tôn kính” thứ ba, ấy chính là tôn kính bậc Thánh nhân. Một nhân vật thành công lưu danh sử sách thông thường là một người có đức tin, có tín ngưỡng, hay lấy một mục đích cao cả nào đó làm trung tâm của cuộc đời mình. Kẻ vô minh mặc dù tri thức hạn hẹp nhưng lại cho mình là tài giỏi hơn người, chỉ trích lời nói của bậc thánh hiền. Bởi vậy Khổng Tử viết: “Tiểu nhân không hiểu mệnh trời nên không biết sợ, khinh mạn bậc đại nhân, coi thường lời nói của Thánh nhân”.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

2 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

2 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

2 giờ ago

Quyền lực nhân sự của Tập Cận Bình đã bị tước bỏ? Phe chống Tập đã mất kiên nhẫn?

Phe chống Tập đã không còn kiên nhẫn và chính thức giành lấy quyền lực…

2 giờ ago

Chính quyền Trump đã tính toán mức thuế quan đối ứng như thế nào?

Hôm thứ Tư (2/4), chính quyền Trump đã công bố công thức được chờ đợi…

3 giờ ago